当前位置:首页 > La liga > 【soi kèo america】Kiến nghị tập trung hoàn thành IPO một số doanh nghiệp nhà nước lớn

【soi kèo america】Kiến nghị tập trung hoàn thành IPO một số doanh nghiệp nhà nước lớn

2025-01-25 20:44:57 [Cúp C2] 来源:Empire777

TT

Ảnh T.L

Thu từ cổ phần hóa,ếnnghịtậptrunghoànthànhIPOmộtsốdoanhnghiệpnhànướclớsoi kèo america thoái vốn mới đạt 276 tỷ đồng

Báo cáo về tình hình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 6 tháng đầu năm, Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, trong 6 tháng, Bộ Tài chính nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa 3 DN thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (không thuộc danh mục DN cổ phần hóa được Thủ tướng phê duyệt) với tổng giá trị DN là 252 tỷ đồng.

Lũy kế giai đoạn từ 2016 đến tháng 6/2021, đã có 183 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị DN là 489.943 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 233.944 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 183 DN đã cổ phần hóa chỉ có 39 DN cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa (128 DN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đạt 30% kế hoạch), số DN còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch 6 tháng còn lại năm 2021 là 89 DN (trong đó còn 88 DN chưa công bố giá trị DN để cổ phần hóa).

Về thoái vốn, lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 đã thoái vốn với giá trị 286,6 tỷ đồng, thu về 2.165 tỷ đồng. Trong đó, thoái vốn nhà nước tại 3 đơn vị thuộc Quyết định số 908/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với giá trị 52,5 tỷ đồng, thu về 84,1 tỷ đồng. Thoái vốn tại 9 DN thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tập đoàn Viettel, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, VNPT, Tổng công ty Thái Sơn với tổng giá trị là 234,1 tỷ đồng, thu về 2.081,3 tỷ đồng.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2021, SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu của 3 DN của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Công ty cổ phần Du lịch và Xúc tiến đầu tư, Công ty cổ phần XNK Vật tư thiết bị ngành in và Công ty cổ phần Phim Giải Phóng với tổng giá trị phần vốn nhà nước chuyển giao là 218 tỷ đồng.

Về nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn, số tiền nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN từ đầu năm đến nay là 276 tỷ đồng. Theo dự toán, số thu từ tiền bán bớt phần vốn Nhà nước tại một số DN do Trung ương quản lý là 40.000 tỷ đồng. Ngoài ra trong năm 2021, khi Nghị định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu DN, đơn vị sự nghiệp công lập và chuyển nhượng vốn nhà nước được Chính phủ ban hành thì trước khi quyết toán, Quỹ sẽ phải hoàn trả số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn các DN địa phương về NSNN địa phương số tiền dự kiến là 4.600 tỷ đồng. Theo đó, tổng nguồn thu Quỹ phải cân đối trong năm 2021 là 44.600 tỷ đồng.

Tập trung thoái vốn tại Sabeco, FPT, Vinamilk...

Như vậy, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong 6 tháng đầu năm 2021 chưa đạt kế hoạch đề ra, dù cơ chế, chính sách đã được ban hành đầy đủ. Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, một trong những nguyên nhân khách quan của những chậm trễ này là do các DN thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại giai đoạn này hầu hết là các DN lớn, có tình hình tài chính phức tạp, sở hữu nhiều đất đai; hoặc là các DN hoạt động trong lĩnh vực công ích, gắn liền với các hoạt động của địa phương, đóng góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các chiến lược, mục tiêu về an sinh xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, còn do ảnh hưởng của tình hình phức tạp, căng thẳng trong các quan hệ kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực; tác động của dịch bệnh Covid-19 đến thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực.

Về phía nguyên nhân chủ quan là do các DNNN chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật quản lý tài sản công về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, đa số DNNN chưa chủ động triển khai các chính sách pháp luật về đất đai, đến khi phải thực hiện cổ phần hóa mới bắt đầu thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa. Các tồn tại, vướng mắc về tài chính trong quá trình quản lý điều hành DN chưa được xử lý triệt để gây khó khăn, chậm trễ cho quá trình cổ phần hóa, thoái vốn….

Ngoài ra, các DN chưa thực hiện cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao nên khó hấp dẫn nhà đầu tư khi thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn.

Để tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN trong 6 tháng cuối năm 2021, Cục Tài chính doanh nghiệp trình Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Quyết định về tiêu chí, danh mục phân loại DNNN và DN có vốn nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định phê duyệt danh mục DN thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định phê duyệt Đề án cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 để các cơ quan đại diện chủ sở hữu, DN có cơ sở thực hiện. Rà soát, tổng kết và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét đưa vào chương trình làm việc của Quốc hội.

Để đảm bảo cân đối nguồn thu của Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN năm 2021, Cục Tài chính doanh nghiệp trình Bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN chỉ đạo SCIC trong năm 2021 tập trung thực hiện thoái vốn tại Sabeco, Vinamilk, Tập đoàn FPT; Tổng công ty cổ phần Bảo Minh.

Về cổ phần hóa, Cục Tài chính doanh nghiệp trình Bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành (cơ quan đại diện chủ sở hữu) tập trung hoàn thành việc bán cổ phần lần đầu một số DN lớn trong năm 2021 như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank); Công ty mẹ Tập đoàn VNPT; MobiFone.

Dương An

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读