【keo nha cai d】Công nghiệp hỗ trợ
Ngổn ngang và thách thức
KS. Vũ Tấn Công, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam: “Công nghiệp hỗ trợ ô tô bao gồm hai ngành công nghiệp: Công nghiệp sản xuất vật liệu và công nghiệp chế tạo chi tiết tổng thành ô tô. Hiện nay công nghiệp vật liệu tại Việt Nam chưa phát triển, kết quả là hầu hết nguyên liệu cho ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô đều phải NK. Không có công nghiệp sản xuất vật liệu (công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất vật liệu phi kim loại…) một mặt làm cho công nghiệp sản xuất chi tiết tổng thành ô tô chỉ đơn thuần là gia công với giá trị gia tăng thấp và mặt khác hạn chế thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp sản xuất chi tiết tổng thành ô tô. Do đó, cần thiết đối với Việt Nam là cần phải phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu. Cũng cần lưu ý rằng, sẽ không dễ dàng để mua được (hoặc nhận được) chuyển giao công nghệ và bí quyết sản xuất vật liệu từ các nhà đầu tư nước ngoài”. |
Tuy nhiên, đánh giá về hiện trạng CNHT của Bộ Công Thương cho thấy, hiện nay năng lực và công nghệ sản xuất của phần lớn các DN CNHT Việt Nam còn hạn chế. Đến nay các DN nội địa mới chỉ cung ứng được khoảng 10% nhu cầu nội địa về sản phẩm CNHT. Các sản phẩm chủ yếu vẫn là linh kiện và vật liệu đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Các DN Việt Nam hầu như chưa tiếp cận và đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng đối với các sản phẩm CNHT có hàm lượng công nghệ cao. Theo số liệu của Bộ Công Thương, Việt Nam có khoảng 1.400 DN sản xuất sản phẩm CNHT, nhưng đa phần các DN này là các DNVVN. Do CNHT không có khả năng đáp ứng được nhu cầu, phần lớn nguyên phụ liệu phục vụ các ngành công nghiệp như điện tử, ô tô, dệt may, da giày… của Việt Nam gần như phụ thuộc vào nguồn NK.
Ông Huỳnh Lưu Đức Toàn, giảng viên Đại học Ngân hàng TP. HCM dẫn số liệu cho biết, hiện khoảng 90% nhà cung ứng cho Công ty Canon tại Việt Nam là DN FDI. Hiện nay Samsung vừa đầu tư 1,4 tỷ USD vào khu Công nghệ cao tại TP. HCM nhưng chỉ có 16/45 nhà cung ứng là DN Việt. Theo đàm phán của hai bên, năm 2020 tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam sẽ đạt mức 35% nhưng lo lắng về việc phải nhường sân nhà lại đến với các DN sản xuất sản phẩm CNHT, bởi ngoài vấn đề kỹ thuật, Samsung yêu cầu phía đối tác phụ trợ phải đảm bảo chất lượng sản phẩm phải đồng nhất dù là 100 hay 1 triệu sản phẩm, thời gian cung ứng phải đảm bảo… Rõ ràng, với DN Việt Nam, đây là thách thức lớn trong nhiều năm qua.
Ngoài ra, theo đánh giá của Bộ Công Thương, khả năng tài chính của các DN còn hạn chế. Sự liên kết giữa các DN CNHT với các DN sản xuất lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh còn chưa chặt chẽ. Sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thật mạnh mẽ để tạo mối liên kết giữa DN sản xuất lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh với các nhà sản xuất sản phẩm CNHT, giữa các nhà sản xuất sản phẩm CNHT với nhau và giữa các DN FDI và DN nội địa.
Còn nhiều điểm yếu của ngành CNHT khiến Việt Nam chưa có khả năng tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu, chưa đủ sức đóng vai trò nhà cung ứng trực tiếp. Rõ ràng phát triển CNHT là “món nợ” lớn mà Việt Nam cần phải trả trước thềm hội nhập.
Cần phát triển mạnh mẽ CNHT
Cùng với việc hoàn tất đàm phán Hiệp định TPP, người ta đang nói nhiều đến khả năng Việt Nam là trung tâm chế tạo mới của thế giới. Song để Việt Nam có thể đạt được điều này, vị đại diện Bộ Công Thương cho biết Việt Nam cần có các quyết sách quyết liệt và đặc biệt phải dành nguồn lực thích đáng cho phát triển công nghiệp chế tạo, trong đó ông nhấn mạnh cần phải tập trung phát triển mạnh mẽ ngành CNHT trên cơ sở tận dụng các dự án đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Việc phát triển CNHT trong giai đoạn này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc Việt Nam trở thành trung tâm chế tạo của thế giới. Bên cạnh đó, Nhà nước cần đầu tư nguồn lực phù hợp để hỗ trợ các DN trong lĩnh vực CNHT, đặc biệt là DNVVN thông qua hỗ trợ về vốn tín dụng, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và các ưu đãi về thuế và cơ sở hạ tầng.
Liên quan đến những hạn chế của ngành công nghiệp điện tử, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng đã nhấn mạnh phải đầu tư phát triển CNHT của ngành này. Theo đó, thời gian tới Việt Nam cần rà soát, bổ sung các chính sách ưu đãi để khuyến khích thu hút đầu tư vào sản xuất các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên thuộc ngành công nghiệp điện tử, đồng thời xây dựng chương trình liên kết, kênh thông tin giữa các DN quốc tế với các DN công nghiệp hỗ trợ trong nước nhằm tích cực đẩy mạnh đầu tư và chuyển giao công nghệ, mô hình quản lý, nghiên cứu – phát triển CNHT trong ngành điện tử.
Về vấn đề đầu tư cho phát triển công nghiệp phụ trợ trong điều kiện hội nhập, toàn cầu hóa, ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp hội DN Cơ khí Việt Nam cho rằng muốn xây dựng Việt Nam có hệ thống DN cơ khí gồm cả DN FDI và DN của riêng người Việt Nam để hình thành một khu vực công nghiệp chế tạo linh kiện, phụ tùng cho các tập đoàn đa quốc gia, Nhà nước cần có hệ thống chính sách đồng bộ và quy hoạch cụ thể nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mạnh vào lĩnh vực này.
Rõ ràng, CNHT là nền tảng để phát triển các ngành công nghiệp cũng như phát triển kinh tế, nhưng nền tảng này đã không nhận được sự đầu tư, quan tâm thích đáng để xây dựng nó thật vững chắc trong rất nhiều năm qua. Trên thực tế, nhìn nhận vai trò quan trọng của ngành CNHT, thời gian qua Chính phủ đã ban hành một số văn bản về chính sách phát triển một số ngành CNHT như Quyết định số 12/2011/Q Đ-TTg (ngày 24-2-2011) về chính sách phát triển một số ngành CNHT, Quyết định số 1483/2011/QĐ-TTg (ngày 26-8-2012) về danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên và Quyết định 1556/2012/Q Đ-TTg (ngày 17-10-2012) phê duyệt đề án trợ giúp DNVVN trong lĩnh vực CNHT.
Song theo đánh giá của Bộ Công Thương, các chính sách này ít đi vào thực tế, rất ít DN CNHT nhận được những ưu đãi từ các chính sách đã được ban hành. Việc ban hành một Nghị định về phát triển ngành CNHT với các chính sách ưu đãi phù hợp với thực tế là rất cần thiết. Mặc dù vậy, việc ban hành Nghị định này lại diễn ra rất chậm trễ trong thời gian qua. Cùng với sự chậm trễ ban hành Nghị định này là việc thiếu các cơ chế chính sách ưu đãi đồng bộ, thực sự cho ngành CNHT, điều này làm cho ngành CNHT thiếu lực đẩy để phát triển, dẫn tới nền kinh tế thiếu hụt nền tảng để Việt Nam chủ động tham gia các chuỗi giá trị trong sản xuất toàn cầu. “Món nợ” này nền kinh tế cần sớm trả cho các DN CNHT nói riêng, ngành CNHT Việt Nam nói chung để kinh tế Việt Nam có thể tự tin đón đầu các cơ hội khi gia nhập TPP cũng như những bước hội nhập sâu hơn của nền kinh tế trong thời gian tới.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/236d297370.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。