【monterrey – santos laguna】Những tấm gương phụ nữ vượt khó thoát nghèo
Hơn 2 năm qua, ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm đến chiều tối, chị Tăng Thị Mai, ấp Tân Phong, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, luôn cặm cụi chăm sóc cho bầy heo, vườn rau, ao cá. Ðây là nguồn thu nhập chính của gia đình, từ mô hình này đã giúp gia đình chị thoát khỏi cảnh thiếu trước, hụt sau, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Hơn 2 năm qua, ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm đến chiều tối, chị Tăng Thị Mai, ấp Tân Phong, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, luôn cặm cụi chăm sóc cho bầy heo, vườn rau, ao cá. Ðây là nguồn thu nhập chính của gia đình, từ mô hình này đã giúp gia đình chị thoát khỏi cảnh thiếu trước, hụt sau, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Chị Tăng Thị Mai chia sẻ: "Lập gia đình với hai bàn tay trắng, gia đình hai bên cha mẹ cũng không khá giả nên cũng không giúp được gì. Vợ chồng chị phải đi làm thuê, sống nhờ trên phần đất của người khác. Không có chỗ nơi ổn định, cuộc sống cứ luôn trong tình trạng phập phồng lo sợ vì không biết khi nào bị người ta đuổi đi. Ðến năm 2013, chị được người cô ruột cho mượn khoảng 3 công đất nằm cặp tuyến sông Bảy Háp để có nơi ở ổn định để sinh sống, có đất, chị vui mừng và bắt tay vào sản xuất".
Ðược chị em vận động tham gia vào chi hội phụ nữ ấp, chị được hỗ trợ vốn sản xuất hơn 5 triệu đồng. Cùng với số tiền tích góp của gia đình, chị đầu tư xây chuồng nuôi heo, ban đầu nuôi heo thịt, sau nuôi heo nái để bán heo con. Xung quanh nhà chị đào ao nuôi cá, thả nuôi thêm gà vịt, tận dụng đất để trồng thêm thanh long, chuối và các loài rau màu, trước để cải thiện bữa ăn gia đình, sau là bán để kiếm thêm thu nhập. Vừa qua, chị còn bao ví bãi sông gần nhà để nuôi sò huyết. Hiện sò huyết đã hơn 1 tháng và đang phát triển rất tốt. Nhờ cần cù, chịu khó lao động và biết tích góp, trung bình mỗi năm chị thu về cho gia đình trên 90 triệu đồng. Năm 2015, chị Mai đã tự nguyện làm đơn xin thoát nghèo.
Chị Mai chia sẻ: “Cuộc sống không ai muốn chịu cảnh nghèo khó, nhưng không vì thế mà mình buông xuôi, bỏ mặc. Bản thân mình còn sức khoẻ, còn có thể lao động thì mình phải cố gắng vượt qua khó khăn chứ không nên trông chờ, ỉ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước”.
Cùng ấp với chị Mai có chị Nguyễn Thị Húm, cũng là một tấm gương tiêu biểu về nghị lực của người phụ nữ vượt khó. Gia đình chị chỉ có khoảng 1 công đất để cất nhà ở, vợ chồng đi làm thuê để sống. Tuy nhiên, mấy năm nay chồng chị bị bệnh không thể lao động được và tốn rất nhiều chi phí điều trị nên đời sống vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Thấy địa phương bà con bỏ đất trống nhiều quá, có sậy mọc um tùm nên chị đã đến mượn đất của người quen trong xóm để cải tạo trồng rau màu để kiếm thêm thu nhập. Có đất, chị bắt tay vào cải tạo để trồng các loại rau màu, chủ yếu là bắp và các loại cải, vì theo chị đây là những loại dễ tiêu thụ tại địa phương. Tại gia đình, chị chăn nuôi thêm gà, vịt lấy trứng ấp ra con giống để bán cho bà con trong vùng. Trung bình mỗi tháng chi thu về cho gia đình từ 3-4 triệu đồng trở lên, gia đình từ đó có bước phát triển hơn.
“Tuy chưa bằng ai nhưng hiện tại cuộc sống gia đình tôi đã có bước phát triển hơn. Có nguồn thu nhập ổn định, không còn lo cái ăn cái mặc như trước”, chị Húm bộc bạch.
Mặc dù công việc gia đình gần như chiếm hết thời gian của chị Mai và chị Húm nhưng hai chị vẫn luôn dành thời gian để tham gia vào các phong trào của hội, tích cực học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất để mọi người cùng nhau phát triển.
"Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng ở họ đều có chung một đặc điểm là cần cù, chịu khó, quyết tâm lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo, quyết tâm thay đổi cuộc sống bằng chính đôi tay và sức lực của mình, chứ không ỉ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của xã hội. Họ là tấm gương điển hình về phong trào phụ nữ vượt khó để mọi người học hỏi”, bà Lưu Thị Lan Thanh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, nói./.
Hồ Kim
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/236c298850.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。