【nhận định trận getafe】Dịch vụ thủy lợi từ cơ chế phí sang giá phù hợp với sự phát triển của xã hội
Việc thay đổi dịch vụ thủy lợi từ cơ chế phí sang giá phù hợp với sự phát triển của xã hội. |
Chính sách giá, sản phẩm dịch vụ thủy lợi hiện hành
Kể từ khi Luật Thủy lợi và các văn bản liên quan được ban hành, chính sách giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi được cụ thể hóa trong Nghị định số 96/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng từ cơ chế phí sang cơ chế giá.
Việc thay đổi hình thức hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi từ cơ chế phí sang giá được cho là phù hợp với tình hình ngày càng phát triển của xã hội. Các khoản chi phí tính trong cơ cấu giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và các nội dung được hỗ trợ trong quản lý khai thác công trình thủy lợi được minh bạch.
Nhà nước hỗ trợ 100% tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ Hiện Nhà nước vẫn đang hỗ trợ 100% tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi căn cứ theo mức giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi do Nhà nước quy định cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất lương thực, trồng rau, màu, mạ, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, hoa, cây dược liệu, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi… Các đối tượng không được nhà nước hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác phải nộp tiền theo mức giá do Nhà nước quy định. |
Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm giá sản phẩm, dịch vụ công ích thuỷ lợi (dịch vụ như tưới cho cây trồng, cấp nước cho sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi; tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp...) và giá sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi khác (cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp; tiêu nước cho khu công nghiệp, khu chế suất, khu kinh tế và khu công nghệ cao; kết hợp phát điện; kinh doanh, du lịch và các hoạt động vui chơi giải trí khác...).
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, hiện tại, thẩm quyền quyết định giá sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi vẫn đang được thực hiện theo Nghị định 96. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thuỷ lợi.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) quyết định cụ thể giá sản phẩm, dịch vụ công ích thuỷ lợi thuộc phạm vi quản lý. UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý sau khi được HĐND cùng cấp thông qua. Thẩm quyền quyết định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác cũng được quy định tương tự như trên.
Thay đổi căn bản về thẩm quyền thẩm định giá
Sau gần 6 năm thực hiện Nghị định 96/2018/NĐ-CP, chuyển đổi cơ chế từ thủy lợi phí sang cơ chế giá là nội dung hoàn toàn mới cho lĩnh vực thủy lợi, đòi hỏi phải có thời gian tiếp cận với cơ chế giá để triển khai thực hiện.
Vì vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, các tổ chức khai thác công trình thủy lợi và các cơ quan liên quan còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các quy định tại Nghị định 96/2018/NĐ-CP để xây dựng phương án giá tối đa, giá cụ thể, khung giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
Giá dịch vụ thủy lợi chưa phản ánh cụ thể, đúng, đủ các thành phần chi phí, hiện tượng “gọt chân cho vừa giày” - tức giá dịch vụ thủy lợi được xác định theo ngân sách được cấp khá phổ biến.
Theo Luật Giá số 16/2023/QH15 được Quốc hội thông qua tháng 6/2023, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024, Bộ Tài chính chỉ định giá tối đa, khung giá sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT. UBND cấp tỉnh tự định giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi thuộc phạm vi quản lý của địa phương và không phải thông qua HĐND cùng cấp. Luật Giá 2023 bổ sung thẩm quyền định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và một số nội dung khác liên quan đến nguyên tắc, căn cứ, thẩm quyền định giá.
Do đó, để đảm bảo tính đồng bộ với hệ thống pháp luật về giá mới theo Luật Giá 2023, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 96/2018/NĐ-CP là cấp bách để phù hợp với thực tiễn ngành thủy lợi và đảm bảo tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng cũng như đảm bảo nguồn lực đầu tư công trình, an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập.
Liên quan tới vấn đề này, ông Phạm Văn Bình - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, để có giá thì một trong những nội dung rất quan trọng là cần có định mức kinh tế kỹ thuật. Định mức kinh tế kỹ thuật là cơ sở để xây dựng phương án giá. Trong khi đó, thẩm quyền ban hành định mức kinh tế kỹ thuật là các bộ, ngành, địa phương.
“Luật Giá 2023 đã có sự thay đổi căn bản về nội dung liên quan đến thẩm quyền thẩm định giá. Hiện nay, theo chủ trương chung là phân công, phân cấp, Bộ Tài chính chỉ rà soát để ban hành giá tối đa với những sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thuộc công trình thuộc Bộ NN&PTNT trực tiếp quản lý” - ông Bình thông tin.
Về một số nội dung về phương án giá, ông Bình cho biết, hiện nay vì đang bị rào cản bởi các quy định của pháp luật (phương án giá phải đầy đủ các nội dung, thành phần theo quy định) nên khi các địa phương chuyển hồ sơ thẩm định giá lên Bộ NN&PTNT chuyển sang Bộ Tài chính, có nhiều hồ sơ theo quy định chưa đầy đủ.
Trong mỗi phương án, mỗi nội dung, Bộ Tài chính đã trả lời thiếu hồ sơ nội dung gì, cần bổ sung gì. Hiện tại, Bộ Tài chính đang rà soát lại, phối hợp với Bộ NN&PTNT để làm sao cho quy trình, trình tự hồ sơ thủ tục rõ nét, thuận lợi nhất để các địa phương khi chuyển lên không bị trả lại do thiếu hồ sơ hay sai về mặt quy trình…
Nghị định thay thế Nghị định số 96 cần phản ánh cụ thể, đúng, đủ các thành phần chi phí Theo các chuyên gia, một số nội dung quy định tại Nghị định số 96/2018/NĐ-CP (Nghị định 96) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan còn chưa được hiểu thống nhất, một số quy định liên quan đến kỹ thuật chưa rõ ràng, một số khoản chi phí chưa được hướng dẫn cụ thể gây khó khăn trong quá trình xây dựng hồ sơ phương án giá. Có đơn vị còn nhầm lẫn về quy định các khoản chi phí tính trong giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và quy định về quản lý, sử dụng nguồn quản lý tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi để bù đắp các khoản chi phí quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Hiệu quả thực hiện giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi chưa đạt được, chi phí thực tế chưa được bù đắp đầy đủ. Quy trình và thủ tục ban hành giá dịch vụ thủy lợi cũng như chính sách hỗ trợ vẫn còn phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý cho các cơ quan thực hiện. Vì vậy, Nghị định thay thế Nghị định số 96 cần khắc phục những tồn tại, hạn chế, một số nội dung còn thiếu, chưa phù hợp với thực tế sau gần 6 năm thực hiện. Trong Nghị định thay thế Nghị định số 96 cần phản ánh cụ thể, đúng, đủ các thành phần chi phí với các quy định, hướng dẫn. Cụ thể như: cách xác định từng khoản mục chi phí trong giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi để các đơn vị xây dựng và thẩm định giá có thể thực hiện; quy định cụ thể về việc quy đổi sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi (nếu áp dụng) để xác định giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trong trường hợp đặt hàng; quy định cụ thể các trường hợp sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi không thuộc đối tượng hỗ trợ; quy định cụ thể các trường hợp đấu thầu, giao nhiệm vụ, hợp tác công tư; cơ chế cấp bù kèm theo lộ trình hướng đến việc thu đủ bù chi trong vòng 15 năm tới… |
下一篇:Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
相关文章:
- Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- Động đất ở Tân Cương, Trung Quốc, người dân quấn chăn chạy ra đường
- Chủ động ứng phó tình huống y tế khẩn cấp trong dịp tết
- Nỗ lực xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch
- NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
- Đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine COVID 19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
- Vạch trần thủ đoạn buôn lậu 20 chiếc Iphone 15 qua sân bay Đà Nẵng
- Hàn Quốc áp trừng phạt các thực thể vì việc phát triển vũ khí của Triều Tiên
- Biển số ô tô 65A
- Lấy ý kiến dự thảo “Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030”
相关推荐:
- Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- Không nề hà khó khăn
- Giá vàng hôm nay (21/6): Bất ngờ tăng trên 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần
- Lễ gắn biển công trình Di tích chiến thắng Điểm cao 62
- Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- Agribank triển khai tiện ích đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến
- LPBank trả lương tới 2.500 USD/tháng để chiêu mộ nhân tài công nghệ
- Sẵn sàng phương án xử trí khi có học sinh mắc COVID
- Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng lần 2
- Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)
- Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- 32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
- Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?