【tỷ số bóng đá cúp anh】Tháo gỡ bức xúc dân sinh 

作者:Cúp C1 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-27 05:05:28 评论数:

Báo Cà Mau(CMO) Qua nắm bắt thông tin từ cơ sở; các phương tiện truyền thông đại chúng, ngày 25/10, đoàn công tác do Ban Văn hoá – Xã hội chủ trì phối hợp với Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh đã có chuyến khảo sát để nắm bắt, đề ra biện pháp tháo gỡ khó khăn cho một số tuyến dân cư thuộc ấp Bào Bèo, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước và tại Khóm 5, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau.

Bà Ngô Ngọc Khuê, Trưởng Ban Văn hoá – Xã hội, nhấn mạnh: “Chuyến khảo sát nhằm nắm bắt được thực tế đời sống của bà con, lắng nghe tâm tư, tình cảm và đề đạt, yêu cầu của người dân. Đoàn công tác hết sức chia sẻ và nỗ lực làm hết chức trách, nhiệm vụ để cùng với cấp uỷ, chính quyền các địa phương tháo gỡ khó khăn”.

Đoàn công tác do bà Ngô Ngọc Khuê, Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội, HĐND tỉnh dẫn đầu đã khảo sát lộ đất đen tại kinh Cái Nhum, ấp Bào Bèo, Lương Thế Trân, Cái Nước.

Tại ấp Bào Bèo, xã Lương Thế Trân, 39 hộ dân đã ký đơn đại diện cho người dân nơi đây để trình các cấp thẩm quyền hỗ trợ cầu, đường. Qua nắm bắt thực tế, hiện ấp Bào Bèo có khoảng 50 hộ dân sống dọc theo tuyến kênh Cái Nhum đang rất khó khăn về điều kiện đi lại và xài điện chia hơi.

Ông Trần Quốc Văn, Chủ tịch UBND xã Lương Thế Trân thông tin: “Hiện tại, tuyến kênh này đã có điện lưới quốc gia đi qua, tuy nhiên do chi phí hạ thế, đặc biệt là các hộ ở xa, khá cao nên nhiều hộ chấp nhận chia hơi với giá cao”.

Về lộ giao thông nông thôn, hiện tuyến này có mặt bằng đất đen rất thấp, phải tiếp tục nạo vét và chuẩn bị nền đất đen đảm bảo. Thời điểm khảo sát, hầu hết tuyến kinh này bị ngập và chia cắt do triều cường và lượng mưa lớn.

Ông Nguyễn Minh Nhất, đại diện dân ấp Bào Bèo, đề nghị: “Đây là vùng đất cách mạng, dân còn nghèo quá, mong Nhà nước hỗ trợ đường sá để sinh hoạt, làm ăn”. Về phần điện, ông Nhất cho rằng không thực sự bức xúc vì chỉ còn một số hộ phát sinh sau.

Bà Phan Thanh Thuý, Bí thư Đảng uỷ xã Lương Thế Trân, cho biết: “Đảng bộ, chính quyền hết sức chia sẻ với khó khăn của bà con, nhưng điều kiện thực tế là nền đất đen tuyến này sau một số lần nạo vét vẫn trũng thấp, không thể xây dựng lộ”.

Từ đầu cầu Sáu Bò đến kinh 3 Gió dài khoảng 2.000 m, nhu cầu đi lại, làm ăn của bà con là bức xúc. Ông Du Tô Tám, người dân Bào Bèo, kiến nghị: “Phải làm đường, cầu cho thông tuyến, phù hợp nhất là nối liền Bào Bèo với tuyến lộ ra ấp Phấn Thạnh, xã Thạnh Phú”.

Ông Huỳnh Hùng Em, Phó chủ tịch UBND huyện Cái Nước, phát biểu: “Khó khăn của bà con cũng là điều chính quyền hết sức day dứt, nhất định phải sớm khắc phục mà trước tiên là lộ giao thông đi lại”.

Theo đó, ông Hùng Em mong muốn người dân đồng thuận, tiếp tục chuẩn bị lộ đất đen để địa phương cân đối, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư.

Bà Ngô Ngọc Khuê nhắn nhủ: “Bà con Bào Bèo có truyền thống cách mạng quý báu, trong khó khăn càng phải đoàn kết, cùng với chính quyền tìm cách tháo gỡ”. Bà Khuê cũng khẳng định rằng: “Chính quyền thấu hiểu, chia sẻ với bức xúc của bà con, đang tìm nhiều biện pháp giải quyết”.

Khóm 5, phường Tân Xuyên từng được biết đến với tên gọi “ốc đảo giữa lòng thành phố”. Khu vực kinh Lung Lá và kinh Thầy Bảy là nơi được đánh giá có điều kiện hết sức khó khăn về hạ tầng cơ sở.

Đây là con lộ 6 tấc mà dân Khóm 5, phường Tân Xuyên tự làm để thoát cảnh "ốc đảo".

Anh Phạm Tấn Phong, Trưởng Khóm 5, cho biết: “Tuyến này có 81 hộ với gần 300 khẩu. Bà con sinh sống bằng nghề nuôi tôm, buôn bán nhỏ, làm thuê. Nhiều năm nay, lộ làng và điện đều thiếu thốn”.

Ông Lý Khánh Ly, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, xác nhận: “Tuyến này khó khăn, điều kiện không khác gì nông thôn vùng sâu. Nguyên nhân là do việc chia tách, khu vực này vốn là vùng đất khá hoang sơ, dân cư thưa thớt. Dù thuộc phường Tân Xuyên nhưng các điều kiện cơ bản hầu như chưa được đầu tư”.

Đoàn khảo sát đi dọc tuyến lộ 6 tấc (chiều dài 1 cây số) do người dân tự làm, thành phố hỗ trợ một phần kinh phí. Thực tế, học sinh đến trường, công việc mưu sinh và đi lại của bà con vẫn chủ yếu bằng đường thuỷ. Anh Trương Hoàng Khải bộc bạch: “Tui ở đây không đất, sống bằng nghề đi biển, vợ nhổ bồn bồn bán. Xài điện ở đây thì mắc lắm, mỗi tháng hơn 100.000 đồng mà chỉ có đốt đèn thôi”. Chị Nguyễn Thị Chi, dân Khóm 5, mong muốn: “Phải chi có điện, có đường như người ta, mang “tiếng” dân thành phố mà đi xuồng không à”.

Qua nắm bắt thực tế, bà Ngô Ngọc Khuê lưu ý: “Việc xài điện chia hơi là rất nguy hiểm, tốn kém, nhưng ý thức người dân chưa cao, dễ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc”. Bà Khuê cũng cho rằng, điện là vấn đề mà thành phố và các bên liên quan phải nhanh chóng tìm cách tháo gỡ cho người dân. Còn phương án làm đường, do dân cư thưa thớt, địa hình phức tạp, thành phố cần phương án khả dĩ để người dân không bị cô lập, nhất là trong mùa mưa.

Ông Lý Khánh Ly cam kết, bằng mọi nguồn lực sẽ giải quyết vấn đề điện trong năm 2018. Riêng lộ giao thông, vì nhiều khó khăn khách quan cần nghiên cứu thêm để có phương án khả thi nhất.

Kết thúc chuyến khảo sát, bà Ngô Ngọc Khuê nhìn nhận: “Những phản ánh, kiến nghị của bà con, của báo chí là hết sức thiết thực, là kênh thông tin quan trọng để các cấp, các ngành cùng tháo gỡ những khó khăn chung”. Riêng về góc độ là tiếng nói của cơ quan dân cử, bà Khuê khẳng định: “Sẽ cùng với bà con chia sẻ khó khăn, tìm giải pháp hữu hiệu và kịp thời để hỗ trợ người dân”./.

Ghi nhận của Phạm Quốc Rin

 

最近更新