设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > La liga > 【kết quả bóng đá nhật bản hôm nay】Bài 3: Khơi thông các “điểm nghẽn”, chấm dứt lãng phí trong sử dụng tài sản công 正文

【kết quả bóng đá nhật bản hôm nay】Bài 3: Khơi thông các “điểm nghẽn”, chấm dứt lãng phí trong sử dụng tài sản công

来源:Empire777 编辑:La liga 时间:2025-01-11 01:31:47
Bài 1: Chống lãng phí – Tạo nền móng vững chắc đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
Bài 2: Lãng phí kéo lùi sự phát triển của đất nước
Bài 3: Khơi thông các “điểm nghẽn”, chấm dứt lãng phí trong sử dụng tài sản công
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Phương Anh

Nhiều nỗ lực để ngăn chặn lãng phí

Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2023 của Chính phủ cho biết, để ngăn chặn, đẩy lùi thất thoát, lãng phí, tham nhũng và những hành vi khác xâm phạm tài sản công (TSC), Chính phủ đã ban hành 21 nghị định, Bộ Tài chính đã ban hành 15 thông tư, trong đó có các quy định về định mức TSC, xe công, khoán chi, khoán kinh phí sử dụng TSC. Tất cả những quy định này đã tạo cơ sở pháp lý để quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm TSC.

Bộ Tài chính quyết liệt triển khai các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công

"Bộ Tài chính đã rất quyết liệt triển khai các quy định cũng như chỉ đạo của Tổng Bí thư về vấn đề chống lãng phí trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý, sử dụng đối với TSC. Đặc biệt, về mặt cơ chế chính sách, Bộ Tài chính đang tích cực triển khai các nội dung có liên quan, giúp công tác quản lý, sử dụng TSC ngày càng hiệu quả hơn".

Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính

Báo cáo THTK, CLP năm 2023 của Chính phủ cũng đưa ra tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2023 của các bộ, ngành, địa phương là 83.087 tỷ đồng. Trong tổng số tiền tiết kiệm này có sự đóng góp không nhỏ từ việc quản lý, sử dụng TSC hiệu quả.

Tuy nhiên, TSC có phạm vi rộng (do nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quản lý, sử dụng); công tác xây dựng cơ chế, vận hành do nhiều cơ quan thực hiện, nên việc quản lý, sử dụng TSC cũng gặp phải một số khó khăn, tồn tại nhất định nên tình trạng lãng phí vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.

Đơn cử có những TSC được đầu tư cả trăm tỷ đồng, nhưng giờ biến thành các khu nhà để hoang, cỏ mọc um tùm. Hay như TSC là các máy móc, thiết bị tại một số cơ quan, đơn vị chưa hết khấu hao, vẫn còn sử dụng tốt nhưng đã bị cho vào kho cất giữ để nhường chỗ cho các TSC được mua mới thay thế…

Nguyên nhân của tình trạng này là do hệ thống pháp luật điều chỉnh về quản lý, sử dụng TSC, đặc biệt là việc khai thác các TSC chuyên ngành còn chưa được ban hành, sửa đổi, bổ sung kịp thời. Cơ chế phân cấp quản lý TSC còn bất cập, dồn nhiều lên cơ quan cấp trên. Việc sắp xếp lại nhà, đất, xe ô tô còn chậm cả ở khâu phê duyệt và tổ chức thực hiện. Vi phạm trong quản lý, mua sắm, xử lý TSC còn diễn ra. Việc giao tài sản kết cấu hạ tầng cho đối tượng quản lý còn chậm, ảnh hưởng tới công tác quản lý, khai thác tài sản. Việc chấp hành chế độ báo cáo, cập nhật thông tin và cơ sở dữ liệu còn chưa nghiêm.

Chế tài mới giúp "chặn đứng" lãng phí tài sản công

Bài 3: Khơi thông các “điểm nghẽn”, chấm dứt lãng phí trong sử dụng tài sản công

Trước thực trạng TSC còn lãng phí, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 114/2024/NĐ-CP (Nghị định 114) về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng TSC. Nghị định có hiệu lực từ ngày 30/10/2024 với nhiều quy định quan trọng đã được điều chỉnh, sửa đổi như: khai thác TSC tại cơ quan nhà nước; xử lý vật tư, vật liệu thu hồi được trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa TSC; thẩm quyền quyết định bán TSC... Trong đó, đáng chú ý là các quy định liên quan đến mua sắm, quản lý và sử dụng TSC nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, để Nghị định 114 nhanh chóng được áp dụng hiệu quả, ngay khi Nghị định được ban hành, Bộ Tài chính đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến theo quy định nội dung của Nghị định 114 tới các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, đảm bảo các đối tượng chịu sự tác động của Nghị định nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời nội dung Nghị định và các văn bản hướng dẫn (nếu có).

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng lưu ý các bộ, ngành, địa phương ban hành quy định thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng TSC, gồm: mua sắm TSC, mua sắm vật tư tiêu hao; thuê tài sản; khai thác TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy, xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; thẩm quyền quyết định giá trị của tài sản gắn liền với đất khi bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước.

Nhiều quy định được chỉnh sửa huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công

Tại dự án 1 luật sửa 7 luật lĩnh vực tài chính ngân sách của Bộ Tài chính (Luật sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua đã có nhiều quy định được chỉnh sửa, bổ sung giúp cho công tác quản lý, sử dụng TSC hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ TSC để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Đơn cử như một số bất cập trong quy trình xử lý TSC đã dẫn đến tình trạng lãng phí kéo dài. Ví dụ như tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có 23 cơ sở nhà đất chưa được phê duyệt phương án xử lý suốt 5 năm qua, gây cản trở quá trình cổ phần hóa. Nguyên nhân chủ yếu là sự chồng chéo giữa các quy định của nhiều luật khác nhau.

Luật sửa đổi đã đề xuất loại bỏ yêu cầu sắp xếp nhà, đất của doanh nghiệp để áp dụng thống nhất theo các luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp. Điều này giúp giảm thiểu xung đột pháp lý, đồng thời đồng bộ hóa các quy định, tạo cơ sở nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công.

Cũng theo quy định hiện hành, việc xử lý tài sản tịch thu như hàng hóa, phương tiện đòi hỏi phải trình cơ quan tài chính cấp trên phê duyệt. Trình tự này kéo dài khiến nhiều tài sản bị hỏng hóc, mất giá. Luật sửa đổi đã tăng cường phân quyền, giao cơ quan chủ trì toàn quyền xử lý tài sản. Theo đó, các cơ quan chủ trì sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và được hậu kiểm thay vì phải chờ phê duyệt từ cơ quan cấp trên.

Đặc biệt, Luật sửa đổi đã chuyển từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” cho Chính phủ, bộ, cơ quan trung ương, HĐND cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý TSC.

Ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết, việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp trong quản lý, sử dụng TSC sang cơ chế phân quyền góp phần làm tăng tính chủ động cho Chính phủ, bộ, cơ quan trung ương, HĐND cấp tỉnh trong việc quy định thẩm quyền quyết định trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý TSC, điều hành linh hoạt công tác quản lý, sử dụng TSC tại địa phương, bảo đảm phù hợp với thực tiễn, năng lực quản lý và yêu cầu quản lý của từng bộ, cơ quan trung ương, địa phương. Qua đó thúc đẩy việc quản lý, khai thác, xử lý TSC có hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ TSC để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội…

Theo Bộ Tài chính, việc Quốc hội thông qua Luật sửa 7 Luật lĩnh vực tài chính ngân sách của Bộ Tài chính trong đó có Luật Quản lý, sử dụng TSC được kỳ vọng không chỉ tránh được sự chồng chéo với các luật khác, mà còn tạo cơ sở pháp lý để sử dụng tiết kiệm TSC và ngăn chặn thất thoát, lãng phí./.

热门文章

1.8473s , 7587.515625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kết quả bóng đá nhật bản hôm nay】Bài 3: Khơi thông các “điểm nghẽn”, chấm dứt lãng phí trong sử dụng tài sản công,Empire777  

sitemap

Top