当前位置:首页 > World Cup

【trận đấu napoli gặp juventus】Vùng đất của rồng

 Rồng đắp bằng sành sứ trên đầu đao điện Thái Hòa (Đại Nội Huế)

Từ long địa cuộc…

Sách Đại Nam nhất thống chí, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, chép (Việt dịch): “Kinh sư [Huế] là nơi miền núi, miền biển đều họp về, đứng giữa miền Nam, miền Bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng, đường thủy thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hoành Sơn, ải Hải Vân chặn ngăn, sông lớn giăng phía trước, núi cao ngữ phía sau, rồng cuốn hổ ngồi, hình thế vững chãi ấy, là do trời đất xếp đặt, thật là thượng đô của nhà vua” (quyển 1).

Từ góc nhìn của Dịch lý và thuật phong thủy, xứ Huế là “cuộc đất của rồng”, xứng đáng được chọn làm Kinh đô của một nước Việt Nam thống nhất sau hơn gần 2,5 thế kỷ bị phân tách Đàng Ngoài - Đàng Trong. Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã đánh giá Phú Xuân (tên cũ của Huế) có “thế đất bằng phẳng như bàn tay, rộng hơn 10 dặm, ở giữa là chính dinh, đất cao bốn bên đều thấp, tức là chỗ nổi bật ở giữa đất bằng, ở vị trí càn (tây bắc) trông về hướng tốn (đông nam), dựa ngang sống đất, trông xuống bến sông, đằng trước là quần sơn chầu về la liệt”, là nơi “có năm lần hổ thủy ôm đằng trước... có ba lần long sa ngăn bên tả”.

Xứ Huế là trung tâm của miền Trung, phía tây có Trường Sơn hùng vĩ che chắn, cuồn cuộn tuôn theo mạch đất nhằm hướng tây bắc - đông nam; phía đông có biển cả bao la, lại nằm trên lưu vực của hệ thống sông Hương - sông Kim Long - sông Bạch Yến; phía nam có núi chắn, phía bắc có sông giăng, xét quan điểm của thuật phong thủy, tất phải có long mạch. Sông Hương là một dòng sông chảy ngược từ phía nam lên phía bắc. Phía nam sông Hương là vùng đồi núi cao, hợp lưu của hai nhánh sông Tả và Hữu Trạch. Hai dòng nước này hợp lưu ở thượng nguồn sông Hương, nơi có những ngọn núi cao, trong đó có Thương Sơn (núi Kim Phụng) là chủ sơn của xứ Huế. Nhìn rộng ra, cả khu vực đồi núi phía tây của xứ Huế đều bắt nguồn từ những nhánh núi của dải Trường Sơn tạt ngang ra biển, tạo nên một đại địa cục, phong thủy gọi là hoành long.

Rồng đúc bằng đồng năm 1842 trấn giữ trước Duyệt Thị Đường (Đại Nội Huế) 

Dòng sông Hương trước khi ra đến biển cũng đã uốn lượn, đổi hướng nhiều lần, trước khi ôm trọn cuộc đất, mà về sau được vua Gia Long lựa chọn để xây đắp Kinh thành Huế. Theo sách Địa đạo diễn ca của Tả Ao, một cuộc đất có long mạch uốn lượn, gấp khúc càng nhiều thì địa cuộc ấy càng có nhiều sinh khí. Vua Gia Long đã lựa chọn địa cuộc ấy để kiến tạo diện mạo của Kinh đô, với đầy đủ các yếu tố: tiền án (núi Ngự Bình), tả thanh long (cồn Hến), hữu bạch hổ (cồn Dã Viên), triều củng, minh đường, thủy đáo điện tiền… Nói xứ Huế có long địa cuộc là vậy.

Đến vùng đất của rồng

Thăng Long là Kinh đô của các triều đại: Lý - Trần - Hồ - Lê sơ - Mạc - Lê Trung Hưng trong gần 8 thế kỷ (1010 - 1789), là vùng đất “rồng bay lên”. Huế là Kinh đô của vương triều Nguyễn chỉ trong 143 năm (1802 - 1945), lại là vùng đất hội tụ của rồng. Bởi lẽ, trong gần 1,5 thế kỷ nhà Nguyễn cầm quyền ở Huế, vùng đất này đã trở thành trung tâm chính trị, văn hóa và nghệ thuật lớn nhất Việt Nam/Đại Nam. Và đó là lý do để hình tượng con rồng hiện diện khắp nơi trên đất Huế và tồn tại cho đến ngày nay.

Con rồng xuất hiện ở trong không gian, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật… xứ Huế, với đủ loại chất liệu, nghệ thuật thể hiện, đề tài trang trí, và ý nghĩa biểu đạt. Về không gian, rồng có mặt trên các đền đài, cung điện, miếu vũ, đình chùa ở trong và ngoài hoàng cung Huế. Rồng xuất hiện ở bờ nóc, bờ quyết, cổ diêm, đầu hồi, máng xối, bình phong, bậc cấp, vì kèo, khung cửa, nghi môn... của các công trình kiến trúc. Rồng trang trí trên Cửu đỉnh, ngai vàng, bửu tán, án thờ vua quan thời Nguyễn. Rồng làm thành tay núm các con triện, ấn tín, đồ văn phòng tứ bảo...

Rồng là họa tiết trang trí trên áo quần, mũ mão, giày dép của các bậc đế hậu, hay có khi là một tác phẩm nghệ thuật riêng biệt trong các sân chầu, đình viên như hai tượng rồng trước sân Duyệt Thị Đường. Rồng còn xuất hiện trên Cửu vị thần công hay là những hoa văn trên các khẩu súng điểu thương của vua Thiệu Trị, hiện vẫn lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế... Người ta có thể bắt gặp hình tượng con rồng ở bất kỳ nơi nào của xứ Huế: trong cung điện vàng son lộng lẫy, chốn lăng tẩm thâm nghiêm, nơi đình chùa miếu vũ bình dị ở các làng quê ven Huế, ở những tượng đài uy nghi, kiến trúc đồ sộ, hay ở những bến sông hay bậc thềm trong công viên…

Nghệ thuật thể hiện con rồng thời Nguyễn ở Huế đa dạng: chạm lộng, chạm nổi, đúc đồng, gia công bằng vàng bạc, đá quý, khảm cẩn bằng trai, sành sứ, dệt thêu trên vải, vẽ bằng bột màu trên giấy, trên đồ sứ, chế biến từ rau, củ thành những món ăn sang trọng trong ẩm thực cung đình Huế... Khi thì tạo thành hình khối, lúc lại thể hiện trên bề mặt phẳng, lúc khác lại vẽ chìm dưới lớp men phủ. Thực là thiên hình vạn trạng.

Đề tài thể hiện cũng là một nét đặc sắc khi nói về rồng thời Nguyễn. Các motif: lưỡng long tranh châu, lưỡng long triều nhật, long hí thủy, hồi long, viên long, long truy, long phụng, long lân, long thọ, long vân khánh hội, trúc hóa long, cúc hóa long... xuất hiện ở hầu khắp các di tích kiến trúc, các tác phẩm trang trí, nghệ thuật thời Nguyễn hiện đang được bảo lưu ở Huế.

Con rồng đã vượt khỏi chốn cung đình và hiện diện khắp nơi trên xứ Huế, trở thành một nét văn hóa, một biểu tượng nghệ thuật của Cố đô Huế. Ngoài những hình tượng rồng mang biểu trưng của đế vương: uy nghi và cầu kỳ, xứ Huế còn có những con rồng đã được “dân dã hóa” thành những con giao, con cù… bình dị, xuất hiện ở nơi đình làng, chùa miếu dân gian. Và đôi khi, những con rồng “dân dã” này lại sống động hơn, giàu tính biểu cảm hơn những con rồng uy nghi ở chốn cung đình. Đây chính là điều tạo nên sự thú vị cho ai đó khi họ tìm đến Huế để tham quan, khám phá và tìm hiểu về “vùng đất của rồng”.

Năm 2024 là năm Giáp Thìn - năm của con rồng, người viết bài này ước mong những con rồng Huế sẽ bước ra từ văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc…, sẽ cất cánh từ thế đất long địa cuộc, biến thành biểu tượng trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa..., để xứ Huế thực sự “hóa rồng” trong tương lai.

分享到: