发布时间:2025-01-11 04:22:24 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Cán bộ,ẹpkhoảngcáchgiảngđườti lệ kèo nhà cái sinh viên Khoa Du lịch trao đổi với người dân làm du lịch cộng đồng tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy
Hiệu quả nhiều bên
Nhắc đến mô hình học cùng cộng đồng, Huỳnh Thị Vi Viên, sinh viên (SV) Khoa Du lịch – ĐH Huế say sưa kể: “Nếu như trước đây, SV học chủ yếu trên lý thuyết ở giảng đường khá nhàm chán thì với mô hình học mới này, mức độ hứng thú cao hơn, không chỉ thực hành ngay lý thuyết được học mà còn rèn cho SV nhiều kỹ năng nhờ quá trình tương tác với cộng đồng. Kiến thức được học cũng nhớ lâu hơn”.
Học cùng cộng đồng là mô hình được nhiều nước trên thế giới áp dụng và thời gian qua nhiều trường ĐH tại Việt Nam đã triển khai thử nghiệm, điển hình như ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh lồng ghép mô hình này vào giảng dạy quy hoạch và thiết kế đô thị. Tại Huế, Khoa Du lịch (thuộc ĐH Huế) áp dụng mô hình này từ năm 2017. Theo đại diện Khoa Du lịch, điểm hay của mô hình là kết hợp ưu điểm của các phương pháp đào tạo truyền thống, thực tập, hoạt động tình nguyện.
ThS. Đinh Thị Hương Giang, giảng viên Khoa Du lịch – ĐH Huế chia sẻ, mô hình học cùng cộng đồng thu hẹp khoảng cách giảng đường - thực tế nhờ phương pháp giáo dục trực quan, ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn. Đáng chú ý, mô hình học này dựa vào bối cảnh thực tế, từ đó người dạy, người học chủ động để thích ứng. Ngoài mang lại lợi ích cho SV, giảng viên cũng học được từ cộng đồng. Trong khi đó, những dự án được triển khai xuất phát từ việc ứng dụng kiến thức chuyên ngành của SV để giải quyết các vấn đề và nhu cầu của người dân trong cộng đồng nên người dân cũng được hưởng lợi.
Khó khăn có thể giải quyết
Hiệu quả là điều dễ thấy song lâu nay lý do một số cơ sở giáo dục còn ngần ngại bởi mô hình học cùng cộng đồng cũng có những thách thức, trong đó có việc bảo đảm tính bền vững cho các dự án. Nhiều chương trình nằm trong khuôn khổ các dự án ngắn hạn hoặc là một hợp phần của môn học, sự thay đổi của cộng đồng chưa lớn hoặc tính tác động chưa cao. Điều này đòi hỏi nhiều chương trình dài hạn, có sự kế tục của các thế hệ SV để hoạt động lâu dài hơn.
ThS. Đinh Thị Hương Giang thừa nhận, cái khó nữa là sự gắn kết giữa nhà trường với cộng đồng. Trên thực tế, có một số đơn vị gặp khó khi triển khai mô hình học tập này do mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng chưa tốt hoặc gặp những rào cản về thủ tục với địa phương.
Thực ra, khó khăn trên hiện nay có thể giải quyết. Năm 2014, Một số tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội trong đó có Trung tâm hành động vì đô thị (ACCD) đã bắt đầu triển khai sáng kiến ĐH không giảng đường, tổ chức các hoạt động thường xuyên theo các chương trình trải nghiệm, đồng thời có những hỗ trợ, hợp tác cùng một số trường ĐH để áp dụng phương pháp học này trở thành một phần của chương trình giảng dạy. Theo đại diện Khoa Du lịch, các tổ chức xã hội có khả năng gắn kết cộng đồng tốt nhờ họ làm nhiều dự án cộng đồng và tạo được mối quan hệ. Ngoài ra, họ có kinh nghiệm và thường xuyên tổ chức tập huấn cho giảng viên, SV.
Hiện nay, tại Việt Nam đã thành lập Liên minh các trường ĐH áp dụng mô hình học cùng cộng đồng, đồng thời xây dựng hiến chương gồm 10 nguyên tắc cơ bản để các trường ĐH thành viên có thể tham khảo trong quá trình thực hiện. Đây là điều kiện rất tốt để giải quyết các khó khăn. Một giảng viên Khoa Du lịch từng giảng dạy mô hình học cùng cộng đồng cho biết, liên minh này có nhiều giải pháp để thúc đẩy ứng dụng trên như tổ chức các chương trình tập huấn, hỗ trợ kinh phí khuyến khích giảng viên…
Theo các chuyên gia giáo dục mô hình trên thực sự mang lại hiệu quả trong đào tạo và có thể nhân rộng cho nhiều ngành tại nhiều cơ sở đào tạo. Điều cần quan tâm là khi áp dụng mô hình này, giảng viên, SV phải chủ động thay đổi phương pháp dạy - học từ truyền thụ kiến thức một chiều sang mở rộng, đón nhận những bài học thực tiễn từ cộng đồng.
TS. Josephine Boland (ĐH Quốc gia Galway, Ireland) trong một phát biểu với báo chí cho biết, nếu một trường ĐH đảm đương ba sứ mệnh: giảng dạy, nghiên cứu, hỗ trợ cộng đồng thì đều có thể có những hoạt động gắn kết với cộng đồng. Sự hợp tác giữa trường ĐH với cộng đồng bảo đảm lợi ích hai bên cùng có lợi, trong đó có việc trao đổi kiến thức và nguồn lực. Điểm nổi bật của mô hình là SV và cộng đồng cùng học hỏi lẫn nhau, tăng cường sự hợp tác và trao đổi kiến thức chuyên môn và kiến thức bản địa, qua đó nâng cao ý thức công dân đối với những vấn đề xã hội. |
Bài, ảnh: HỮU PHÚC
相关文章
随便看看