【kqbd ghqt】Cải cách kiểm soát chi: Bước tiến tới kho bạc điện tử

trang 6

Kế toán viên tại KBNN An Giang đang kiểm tra hồ sơ chứng từ của khách hàng.

Thay đổi tư duy và nhận thức của mỗi cán bộ làm công tác kiểm soát chi (KSC),ảicáchkiểmsoátchiBướctiếntớikhobạcđiệntửkqbd ghqt để dần tiến tới kho bạc điện tử.

Phân định rõ trách nhiệm

Các cán bộ trực tiếp làm công tác KSC cho biết, TT39 đã giảm đáng kể các thủ tục hành chính cũng như phân định rõ trách nhiệm của đơn vị sử dụng NSNN và trách nhiệm KSC của KBNN. Cụ thể là đối với những khoản chi dưới 20 triệu đồng. Theo đó, với mức chi này, các đơn vị sử dụng ngân sách chỉ cần kê khai tổng số, không cần kê khai định mức, đơn giá trong bảng kê chứng từ thanh toán và không cần gửi hồ sơ của các khoản chi này đến KBNN để kiểm soát.

Theo thống kê của KBNN, các khoản chi dưới 20 triệu đồng chiếm đa số các khoản chi do KBNN kiểm soát và có thể lên tới 80% lượng chứng từ, hồ sơ. Nhưng nếu tính tổng số tiền thì chiếm chưa đến 20% tổng số chi thường xuyên kiểm soát qua các đơn vị kho bạc cơ sở (trừ chi lương). Chính vì vậy, việc không phải gửi đến KBNN kiểm soát các khoản chi này chính là bước cải cách lớn nhất, giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí đi lại.

Trước đây, các kế toán viên KBNN phải liên tục kiểm tra định mức, đơn giá các khoản chi này mà đa phần các định mức, đơn giá là do đơn vị sử dụng ngân sách chủ yếu chỉ kê cho đủ thủ tục thanh toán. Tuy vậy, nếu cán bộ kho bạc không cẩn thận, chú ý trong quá trình kiểm soát, có thể sẽ có những khoản chi vượt định mức (như chi tiếp khách, công tác phí,…) mà không biết, lúc này trách nhiệm sẽ thuộc về khâu kiểm soát chi của KBNN.

Khắc phục tình trạng mỗi nơi hiểu một kiểu

Một thực tế được ghi nhận và được quy định lại là việc thay đổi từ ngữ để tránh hiểu sai, hiểu chưa đúng. Cụ thể, tại TT39, không còn cụm từ “các hồ sơ chứng từ có liên quan”. Đây là một cụm từ đa nghĩa, do đó đã có nhiều đơn vị KBNN hiểu theo cách khác nhau, dẫn đến cùng một nội dung chi, nhưng các KBNN lại thực hiện không thống nhất. Cá biệt, từng kế toán viên trong cùng một đơn vị KBNN cũng thực hiện khác nhau, gây rất nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát chi NSNN.

Hay như việc thay cụm từ “thanh lý hợp đồng” bằng “biên bản nghiệm thu” đối với hồ sơ các khoản chi có hợp đồng từ 20 triệu đồng trở lên cũng là một cải cách rất phù hợp với thực tế, vì đã nêu đúng được bản chất sự việc và chứng từ chính kho bạc cần. “Đây chính là “gốc” của vấn đề thanh toán, chứ cứ nói là “thanh lý hợp đồng” rất chung chung và rất khó hiểu, khó thực hiện”, ý kiến từ các đơn vị kho bạc cơ sở.

Một điểm mới nữa là quy định, những hồ sơ gì gửi đến KBNN để kiểm soát thì KBNN sẽ lưu hồ sơ đó. Đây là điểm mới quan trọng, giúp các đơn vị sử dụng NSNN và cả cán bộ KBNN tiết kiệm được thời gian, công sức kiểm soát, sắp xếp, phân loại hồ sơ, chứng từ (cái nào lưu, cái nào trả lại đơn vị giao dịch).

Với mục tiêu đến năm 2020, KBNN sẽ trở thành kho bạc điện tử 3 “không” (không khách hàng giao dịch, không chứng từ giấy, không tiền mặt) thì những thay đổi nêu trên của công tác KSC được coi là bước cải cách mạnh mẽ tại các kho bạc cơ sở. Từ quy định này, trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách và của KBNN được phân định rõ, giúp cho công tác kiểm soát chi tại các đơn vị KBNN được thông thoáng hơn. Cùng với đó là việc lưu hồ sơ, chứng từ cũng được giảm bớt, nhường dần cho các chứng từ điện tử. Với các cải cách này, KBNN đang hướng tới một kho bạc điện tử không xa.

Thông tư 39/2016/TT-BTC đã giảm đáng kể các thủ tục hành chính cũng như phân định rõ trách nhiệm của đơn vị sử dụng NSNN và trách nhiệm KSC của KBNN.

Vân Hà

La liga
上一篇:Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
下一篇:Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan