搜索

【kèo chấp 2.75】Hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Halal bằng lòng tin và chất lượng

发表于 2025-01-11 16:44:02 来源:Empire777
Mở rộng thị trường Halal Nhiều dư địa xuất khẩu nông,àngViệtNamchiếmlĩnhthịtrườngHalalbằnglòngtinvàchấtlượkèo chấp 2.75 thủy sản vào thị trường thị trường Halal Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường Halal
Việt Nam có cơ hội lớn trong xuất khẩu các sản phẩm Halal.	  Ảnh minh họa: ST
Việt Nam có cơ hội lớn trong xuất khẩu các sản phẩm Halal. Ảnh minh họa: ST

Tấm “hộ chiếu” cho doanh nghiệp Việt Nam

Hiện nay, thị trường Halal toàn cầu có quy mô, tiềm năng lớn và đa dạng về lĩnh vực. Số lượng tín đồ Hồi giáo năm 2024 đạt khoảng 2,02 tỷ người, chiếm gần 25% dân số thế giới và dự báo sẽ đạt khoảng 2,8 tỷ người vào năm 2050. Quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025 và được dự báo đạt 10.000 tỷ USD trước năm 2028. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal phân bổ khắp các châu lục trên thế giới, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo do các sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và bảo vệ môi trường. Do đó, Halal đang được xem là thị trường tiềm năng cho các nước sản xuất lương thực thực phẩm, đặc biệt với các nước có nhiều lợi thế về xuất khẩu nông sản, thủy sản như Việt Nam.

“Halal” là một thuật ngữ Arab có nghĩa “hợp pháp” hoặc “được phép dùng”. Sản phẩm Halal là sản phẩm người Hồi giáo được phép ăn uống hoặc sử dụng. Nói một cách khác, người Hồi giáo chỉ sử dụng các sản phẩm Halal và như vậy, chứng nhận Halal là yêu cầu tiên quyết đối với các sản phẩm xuất khẩu vào các nước Hồi giáo nói chung.

Đánh giá về thị trường Halal, phát biểu tại Hội nghị Halal toàn quốc “Phát huy nội lực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xây dựng ngành Halal Việt Nam phát triển bền vững”, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, trong thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ động xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về Halal gồm các tiêu chuẩn về thực phẩm Halal, về sản xuất nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi và giết mổ động vật theo Halal.
Đáng chú ý, mới đây Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nam đã công bố quyết định thành lập Trung tâm chứng nhận Halal quốc gia (HALCERT), giúp thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng nhận Halal và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cấp giấy chứng nhận Halal tại Việt Nam... Đây được coi là những tấm “hộ chiếu” giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể khai mở được thị trường Halal giàu tiềm năng.

Theo ông Mohamed Jinna, Chủ tịch Cơ quan Chứng nhận Halal Ấn Độ, Việt Nam đang đứng trước tương lai tươi sáng khi tiếp cận một thị trường Halal toàn cầu đang rộng mở, trong đó chứng nhận Halal sẽ là “cánh cửa” để Việt Nam tiếp cận một thị trường sinh lời, trải dài trên nhiều ngành công nghiệp khác nhau như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thời trang, du lịch...

Nỗ lực nâng cao chất lượng

Dù là thị trường lớn, tiềm năng, thuận lợi về vị trí địa lý, song hàng hóa Việt Nam nói chung, hàng nông sản, thủy sản nói riêng sang thị trường Halal mới chỉ ở bước đầu khai phá. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 50 công ty được cấp chứng nhận Halal với các sản phẩm chủ yếu là hải sản, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, đồ ăn chay và dược phẩm.

Theo bà Phạm Hoài Linh, Phó Trưởng Phòng Tây Á-châu Phi (Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Bộ Công Thương), hiện Halal là khái niệm còn ít được biết đến đối với cơ quan quản lý nhà nước, địa phương và doanh nghiệp. Trong khi đó, quy định về thẩm tra, cấp chứng nhận Halal đang có xu hướng ngày càng khắt khe, đa dạng và phức tạp hơn. Chứng nhận Halal cũng không có giá trị vĩnh viễn, không được công nhận như nhau ở các quốc gia với tất cả các mặt hàng và hiện đang tồn tại rất nhiều hệ thống, tiêu chuẩn Halal khác nhau cho từng sản phẩm.

Điều này gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp vì phải tái chứng nhận nhiều lần, cũng như phải căn cứ vào từng thị trường xuất khẩu để đăng ký chứng nhận phù hợp. Mặt khác, chi phí đầu tư trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguồn nguyên liệu an toàn trong các khâu từ đóng gói, vận chuyển, bảo quản,… theo tiêu chuẩn Halal thường cao hơn so với sản xuất, xuất khẩu sản phẩm thường, trong khi đa số doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên đều gặp hạn chế về vốn.

Không những vậy, xuất khẩu thực phẩm Halal của doanh nghiệp Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực. Trong đó, các nước Hồi giáo như Indonesia, Malaysia, Pakistan, Bangladesh vừa là nhà nhập khẩu, nhưng cũng là những nhà cung cấp sản phẩm Halal lớn nhất thế giới.

Là một trong những doanh nghiệp chăn nuôi đạt chứng nhận chuẩn Halal quốc tế, ông Nguyễn Văn Cảm, đại diện Công ty CPV Food Bình Phước cho biết, đối với động vật, người Hồi giáo sử dụng rất nhiều thịt gà, chỉ sau thủy sản. Hiện CPV Food đã bán sản phẩm thịt gà Halal cho nhà hàng, khách sạn và khách du lịch Hồi giáo đến Việt Nam. “Khi đạt được chứng nhận Halal đã chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này đồng nghĩa không có động vật bệnh, chết, không sử dụng hóa chất độc hại, giết mổ nhân đạo... nên sản phẩm dễ dàng tiếp cận thị trường tiêu chuẩn cao như châu Âu, dù không phải là Hồi giáo”, ông Nguyễn Văn Cảm cho hay.

Còn theo bà Bá Thị Nguyệt Thu, đại diện cho HTX Hà nội Xanh (huyện Đan Phượng, Hà Nội) - một trong số ít những đơn vị đã thành công xuất khẩu nhiều sản phẩm sang thị trường Hồi giáo, Halal là tiêu chuẩn cao nhưng không phải quá khó để đạt được.

“Các sản phẩm mỹ phẩm được làm từ cây bưởi là những sản phẩm rất ‘đắt hàng’, thậm chí không đủ để cung cấp cho thị trường khu vực này. Muốn làm được các sản phẩm, doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ từ khâu lựa chọn vùng trồng cho đến quá trình thu hoạch, chăm sóc, thu hái và sản xuất sản phẩm, luôn phải tuân thủ các quy định khắt khe bảo đảm tiêu chuẩn hữu cơ. Không chỉ có quả bưởi mà các loài hoa như hoa hồng, hoa nhài đặc biệt phù hợp làm nguyên liệu cho mỹ phẩm phục vụ thị trường Hồi giáo. Những loại mỹ phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên như thế hiện nhà cung cấp làm không đủ so với nhu cầu nhập khẩu của các nước Hồi giáo”, bà Bá Thị Nguyệt Thu nhấn mạnh.

Do đó, để khai thác hết tiềm năng của thị trường này, Chủ tịch Cơ quan Chứng nhận Halal Ấn Độ cho rằng, Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về Halal và xây dựng lòng tin với người tiêu dùng Hồi giáo toàn cầu. Theo đó, quy trình chứng nhận Halal cần minh bạch, liền mạch, được công nhận trên toàn cầu, đồng thời các doanh nghiệp cần đầu tư hiện đại hóa, chuẩn hóa quy trình.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kèo chấp 2.75】Hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Halal bằng lòng tin và chất lượng,Empire777   sitemap

回顶部