Xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm kéo giảm đà tăng trưởng ngành gỗ Xuất khẩu gỗ khó hoàn thành mục tiêu 16,ủahơndoanhnghiệpngànhgỗsụtgiảti so ti le5 tỷ USD? Doanh thu giảm 40%, doanh nghiệp ngành gỗ “đứng ngồi không yên" Ảnh minh họa. Ảnh: Nguyễn Thanh Doanh thu từ Mỹ, EU giảm sâu
Báo cáo “Biến động về thị trường xuất khẩu của ngành gỗ: Từ góc nhìn doanh nghiệp” chính thức được công bố ngày 19/8 cho thấy: có 45/52 DN tham gia khảo sát xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ. Năm 2021, doanh thu xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng trung bình 58% trong tổng doanh thu của các DN.
Thị trường Mỹ có sự biến động lớn nhất trong các thị trường xuất khẩu của DN trong thời gian gần đây. Tính từ đầu năm đến hết ngày 20/7/2022, 33 DN có doanh thu từ thị trường này giảm trung bình 39,6%. Biên độ giảm khá rộng, với DN có mức giảm ít nhất là 8%, DN có mức giảm cao nhất tới 80% doanh thu. Chỉ 10 DN có doanh thu tăng trong những tháng đầu năm 2022 với mức tăng trung bình là 11%.
Có 39/52 DN được phỏng vấn có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU. Năm 2021, doanh thu xuất khẩu sang EU chiếm 33% tỷ trọng doanh thu của các DN.
Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 20/7/2022, doanh thu xuất khẩu của nhóm DN này bị ảnh hưởng đáng kể. Cụ thể, 24 DN có doanh thu sụt giảm với mức giảm trung bình khoảng 42,2%. Trong đó có một số DN mất hẳn nguồn thu từ thị trường EU trong những tháng gần đây. Chỉ 4 DN có doanh thu xuất khẩu sang thị trường EU tăng nhẹ với mức trung bình 14%.
Trong số 52 DN được khảo sát, có 26 DN trực tiếp tham gia xuất khẩu sang thị trường Anh. Doanh thu xuất khẩu vào năm 2021 của nhóm DN này chiếm 19% tổng doanh thu xuất khẩu.
Tính từ đầu năm đến hết ngày 20/7/2022, các DN xuất khẩu sang thị trường này cũng gặp khó khăn. Cụ thể, có 17/26 DN bị sụt giảm doanh thu xuất khẩu với mức giảm trung bình 42,8%. Trong nhóm này có 3 DN đã mất hoàn toàn nguồn thu từ thị trường Anh. 3 DN lại có doanh thu xuất khẩu sang thị trường Anh tăng trong những tháng đầu năm 2022 với mức tăng trung bình rất nhỏ, khoảng 3%.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends cho biết: ngoài các thị trường Mỹ, Anh, EU, có 28/52 DN tham gia khảo sát đã xuất khẩu đồ gỗ sang các thị trường khác như Nhật, Singapore, Australia, Canada, Hàn Quốc, Newzeland, Trung Quốc...
Năm 2021, doanh thu xuất khẩu của các DN này từ các thị trường khác chiếm 22% trong tổng doanh thu từ xuất khẩu trong cùng năm của các DN.
Tính từ đầu năm đến hết ngày 20/7/2022, tình hình xuất khẩu tại các thị trường cũng có diễn biến tương tự tại các thị trường xuất khẩu chính. Tuy nhiên, mức độ suy giảm thấp. Cụ thể, trong số 28 DN nói trên, 16 DN có doanh thu xuất khẩu giảm với mức trung bình 22,15%; 4 DN có doanh thu xuất khẩu tăng với mức tăng trưởng rất cao, lên tới 64,8%.
Giảm quy mô sản xuất, đa dạng hóa thị trường
Ở góc độ đơn hàng, ông Tô Xuân Phúc thông tin: tính từ đầu năm đến hết ngày 20/7/2022, trên 90% số DN được hỏi cho biết số lượng đơn hàng đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021, trung bình ở mức 44,4%. Trong khi đó, chỉ có 3 DN, tương đương 6% tổng số DN tham gia khảo sát có lượng đơn hàng tăng với mức khiêm tốn, trung bình 18,3%.
Trước tình hình biến động mạnh tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt, nhiều DN phải đối mặt với rất nhiều sức ép, đặc biệt là vốn vay ngân hàng, chi trả người lao động và nguyên liệu đầu vào.
Cụ thể, 30 DN, tương đương gần 60% số DN tham gia khảo sát cho biết phải chịu sức ép về vốn vay ngân hàng. Khoảng 70% số doanh nghiệp được phỏng vấn nêu ra các áp lực về chi phí cho người lao động và nguyên liệu đầu vào.
Để duy trì sản xuất và tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, các DN đã phải vận dụng nhiều giải pháp khác nhau để khắc phục tình trạng khó khăn. Đa số các DN (hơn 70%) lựa chọn giảm quy mô sản xuất để cắt giảm chi phí.
“Một số ít DN đã tìm cách dịch chuyển theo hướng đa dạng hóa thị trường và sản phẩm. DN lựa chọn giảm giá sản phẩm để kích cầu, mở rộng thị trường khách hàng khu vực EU, Australia, tập trung vào các sản phẩm mang tính giá trị cao hoặc có tính đặc thù để giảm cạnh tranh và chịu ít bị biến động của các diễn biến trên thị trường thế giới hơn”, ông Tô Xuân Phúc nói.
Tuy nhiên, các biện pháp này được nhìn nhận chỉ có khả năng khắc phục tình hình trong ngắn hạn. Trong số 52 DN được hỏi, hơn 60% cho biết chỉ có khả năng cầm cự được tối đa 6 tháng. Ngược lại, chỉ có gần 1/4 số DN tham gia khảo sát có khả năng tiếp tục duy trì sản xuất trên 12 tháng.
Trong số 52 DN tham gia khảo sát có tới hơn 80% DN dự báo mức doanh thu năm 2022 của DN sẽ sụt giảm so với năm 2021.
Cụ thể, 19 DN dự báo có mức doanh thu giảm dưới 30%; 13 DN dự báo giảm từ 30 – 50% và 10 DN dự báo giảm trên 50%. Chỉ có 3 DN dự báo doanh thu sẽ tăng trong năm 2022 so với năm 2021 với mức tăng từ 10-20%. Còn lại 7 DN dự báo doanh thu trong năm 2022 không đổi so với năm 2021.
顶: 81719踩: 65Báo cáo “Biến động về thị trường xuất khẩu của ngành gỗ: Từ góc nhìn doanh nghiệp” là sản phẩm của nhóm nghiên cứu các Hiệp hội gỗ và Tổ chức Forest Trends. Khảo sát được thực hiện vào trung tuần tháng 7/2022 nhằm tìm hiểu thực trạng về sự suy giảm các thị trường xuất khẩu. Tổng số đã có 52 doanh nghiệp phản hồi khảo sát. Đây đều là các doanh nghiệp có quy mô vừa trở lên.
【ti so ti le】Doanh thu của hơn 80% doanh nghiệp ngành gỗ sụt giảm trong 2022?
人参与 | 时间:2025-01-09 23:40:21
相关文章
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ check
- President's Office announces two new laws
- Việt Nam wants to strengthen friendship with Russian Communist Party: President Phúc
- Vietnamese, Lao top legislators want parliamentary ties to become 'exemplary model' in region, world
- Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- NA Chairman receives representatives of South Korean corporations
- Justice ministry told to put people and businesses at the centre
- France sends donation of 1.4 million Pfizer vaccine doses to Việt Nam
- Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- Việt Nam, South Korea wants trade to reach $100bln by 2023, flights to resume soon: leaders
评论专区