您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【mãn nhãn net】Nơi nào xuân đến sớm 正文

【mãn nhãn net】Nơi nào xuân đến sớm

时间:2025-01-25 11:50:26 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Phu Văn Lâu sau trùng tu. Ảnh: Đ.TĐó là câu thơ ngự chế được xem như một điệp khúc báo xuân được chạ mãn nhãn net

Phu Văn Lâu sau trùng tu. Ảnh: Đ.T

Đó là câu thơ ngự chế được xem như một điệp khúc báo xuân được chạm khắc ngay trên kiến trúc cung đình Huế mà ta có thể bắt gặp ở nhiều nơi: Điện Thái Hòa,ơinàoxuânđếnsớmãn nhãn net điện Long An, lăng hoàng đế Minh Mạng… Hà xứ xuân sinh tảo (Nơi nào xuân đến sớm?)

Năm nay, báo hiệu xuân dường như chính là sự “trở về” của các bảo vật hoàng cung ngay trước thềm năm mới.

Ngày 6/12/2016, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, một bộ sưu tập đặc biệt mang tên Bảo vật hoàng cung gồm 64 cổ vật tuyệt đẹp đã được trưng bày trang trọng ngay tại điện Long An. Đây là sự kiện nổi bật trong chuỗi các hoạt động trưng bày triển lãm rất thành công của khu di sản Huế trong năm 2016. Sự trở về và tỏa sáng của các bảo vật hoàng cung là sự tiếp nối của của sự hồi sinh các giá trị vô song của di sản Huế, sau Quần thể di tích Cố đô (1993), Nhã nhạc cung đình (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), tháng 5/2016, UNESCO đã tiếp tục vinh danh Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Như vậy là đến nay, cố đô Huế đã sở hữu 5 danh hiệu cao quý của UNESCO dành cho 3 loại hình di sản: Di sản vật thể, phi vật thể và di sản ký ức (di sản tư liệu).

Có thể nói, năm 2016 là một năm để lại nhiều dấu ấn đối với sự nghiệp bảo tồn di sản Huế. Ngay từ cuối tháng 4, Festival Huế lần thứ 9 tổ chức chủ yếu trên địa bàn khu di sản Huế đã thu hút sự quan tâm, chú ý và đánh giá rất cao của công chúng và dư luận, trong đó nổi bật là các hoạt động gắn liền với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cung đình như chương trình nghệ thuật Đêm Hoàng cung, triển lãm về các loại bánh mứt cung đình Huế, triển lãm Kim bảo, Kim sách triều Nguyễn, triển lãm về mộc bản và Châu bản triều Nguyễn...

Trong tháng 5, sự kiện nổi bật là Cố đô Huế đã tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 7 của Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á- Thái Bình Dương (MOWCAP) và đệ trình thành công hồ sơ công nhận Thơ văn trên kiến trúc cung đình trở thành Di sản tư liệu thế giới. Với cách tổ chức hết sức chu đáo, chuyên nghiệp, nước chủ nhà (thông qua vai trò của Huế) đã nhận được sự đánh giá rất cao của Ban tổ chức và các quốc gia thành viên, và qua đó còn thể hiện sự đóng góp tích cực của Việt Nam vào sự nghiệp bảo tồn di sản chung của nhân loại.

Giữa tháng 9, hội thảo quốc tế về Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn lại tiếp tục thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu quốc tế, trong nước và dư luận. Có hơn 200 nhà nghiên cứu, nhà quản lý về di sản trong nước và quốc tế đã tham gia diễn đàn này để đánh giá một cách toàn diện, đa chiều về sự nghiệp bảo tồn di sản Huế. Đây là cơ sở quan trọng để Cố đô Huế xây dựng một chiến lược thích hợp cho lĩnh vực được xem là thế mạnh, là mũi nhọn trong phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng.

Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo địa phương đối với sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế đã thể hiện qua những chính sách và hành động cụ thể mà nổi bật là quyết tâm đổi mới mô hình hoạt động của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế theo hướng chuyên nghiệp, tinh gọn và hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động khai thác dịch vụ; huy động tối đa các nguồn lực xã hội cho công tác trùng tu và khai thác du lịch, dịch vụ… Vì vậy, dù ngân sách Nhà nước vô cùng khó khăn, năm 2016, di tích Huế vẫn huy động được gần 180 tỷ đồng trực tiếp dành cho công tác trùng tu di tích và di dời giải tỏa dân cư khu vực Nam Thượng thành (trong đó có hơn 10 tỷ đồng từ nguồn tài trợ và xã hội hóa). Một số công trình trùng tu tiêu biểu đã hoàn thành với chất lượng cao như Phu Văn Lâu; Trường lang Tử Cấm Thành (hoàn thành tổng thể); Ngọ Môn (giai đoạn 1); Triệu Miếu (giai đoạn 1); Dũ Khiêm Tạ, Xung Khiêm Tạ và Khiêm Cung Môn (lăng Tự Đức); Điện Gia Thành (lăng Gia Long); Trinh Cát Viện và nhà Quan Thánh (điện Hòn Chén)…

Hiệu quả của công tác trùng tu đã khiến khu di sản có sự hồi sinh mạnh mẽ, và cùng với kết quả của đề án Nâng cao chất lượng phục vụ trong địa bàn khu di sản Huế, các di tích cung đình đã thực sự trở thành những điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua trong mắt du khách thập phương. Do đó, dẫu bị tác động không nhỏ của sự cố môi trường biển miền Trung do Formosa gây nên, trong năm 2016, lượng du khách đến thăm khu di tích Huế vẫn tăng lên đáng kể, đạt mức tăng xấp xỉ 20% so với năm 2015 (cụ thể là khách quốc tế tăng gần 36%, khách trong nước tăng gần 7%); nguồn thu từ phí tham quan đạt khoảng 260 tỷ đồng (đạt 130% so với kế hoạch giao). Như vậy là sau 5 năm, nguồn lực đầu tư cho trùng tu bảo tồn di sản đã tăng gấp 3 lần (180 tỷ/60 tỷ), và nguồn thu từ phí tham quan di tích cũng tăng hơn gấp 3 lần (260 tỷ/80 tỷ). Đó là những con số đáng kể và đáng tự hào nói lên sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của sự nghiệp bảo tồn di sản Huế.

Chuẩn bị đón mùa xuân mới, di tích Huế không chỉ đã chuẩn bị sẵn sàng cho năm 2017 mà còn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cả kế hoạch trung hạn kéo dài hết năm 2020 với 27 dự án trùng tu di tích đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, trong đó có 13/27 dự án đã hoàn thành mọi thủ tục để có thể triển khai ngay khi được bố trí nguồn lực. Các dự án nghiên cứu bảo tồn văn hóa phi vật thể, phát huy giá trị cổ vật, bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan môi trường khu di sản, mở rộng hoạt động khai thác dịch vụ, và đặc biệt là đề án mở cửa Đại Nội- Hoàng Thành về đêm cũng đang đồng loạt được triển khai.

Xứ Huế đang thật sự bước vào một mùa xuân mới với sức xuân bắt đầu từ chính di sản của cha ông.

Hà xứ xuân sinh tảo / Xuân sinh Thuận Hóa đô

(Nơi nào xuân đến sớm / Xuân đến từ Huế đô).

Phan Thanh Hải