【soi kèo santos】Địa phương không được trực tiếp vay vốn nước ngoài
Ghi nhận sự hỗ trợ của các nhà tài trợ
Phát biểu khai mạc,Địaphươngkhôngđượctrựctiếpvayvốnnướcngoàsoi kèo santos Thứ trưởng Trần Xuân Hà thông tin cho hay, Luật Quản lý nợ công 2017 được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2017, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2018. Luật được đánh giá là bước cải cách trong quá trình quản lý nợ công ở Việt Nam, đã cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, đặc biệt trong tái cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ bền vững, đảm bảo an toàn an ninh tài chính quốc gia.
Trong suốt quá trình xây dựng luật (2 năm) đã nhận được sự ủng hộ giúp đỡ của các nhà tài trợ, đặc biệt là IMF, WB, ADB và một số chuyên gia của Bộ Tài chính… Thay mặt lãnh đạo Bộ Tài chính, Thứ trưởng Trần Xuân Hà đã bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ tích cực của các nhà tài trợ đối với việc hoàn thiện Luật Quản lý nợ công 2017.
Thứ trưởng cho biết, theo sự phân công của Chính phủ, Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng trình Chính phủ ban hành 6 nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công trước 1/7/2018, bao gồm các nghị định về nghiệp vụ quản lý nợ công; quản lý nợ chính quyền địa phương; cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; quản lý cấp và bảo lãnh chính phủ; phát hành, đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu và quản lý Quỹ Tích lũy trả nợ.
Theo Thứ trưởng Trần Xuân Hà, riêng với nghị định sửa đổi Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan bổ sung sửa đổi một số điều của nghị định này.
Được biết, hiện nghị định này đã lấy ý kiến các bộ, ngành và cơ bản đã được hoàn tất và sẽ trình Chính phủ trong thời gian tới đây.
Để đảm bảo thi hành Luật Quản lý nợ công và thực hiện tốt vai trò cơ quan đầu mối của Nhà nước quản lý thống nhất về nợ công và các nhiệm vụ được giao tại luật và nghị định, Bộ Tài chính đã ban hành một chương trình kế hoạch để triển khai thi hành, trong đó có các nội dung hướng dẫn văn bản quy định pháp luật, tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến luật và các văn bản hướng dẫn cho các bộ ngành, địa phương, ban quản lý dự án, ngân hàng phục vụ và các tổ chức, đơn vị liên quan.
Thứ trưởng hy vọng, những nội dung trao đổi, thảo luận tại hội nghị sẽ giúp cho các nhà tài trợ hiểu rõ hơn về những điểm mới của Luật Quản lý nợ công năm 2017 và 2 nghị định về quản lý nợ chính quyền địa phương và quản lý cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
Nợ chính quyền địa phương phải tính đúng, tính đủ, công khai, minh bạch
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Vụ Ngân sách nhà nước đã tập trung giới thiệu những điểm mới của Luật Quản lý nợ công năm 2017 và Nghị định số 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, Nghị định số 93/2018/NĐ-CP về quản lý nợ của chính quyền địa phương.
Các nhà tài trợ cho rằng, các quy định về nợ chính quyền địa phương trong luật và nghị định hướng dẫn đảm bảo công khai, minh bạch. Ảnh: Đức Minh |
Hầu hết các nhà tài trợ bày tỏ sự đồng tình và cam kết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính trong triển khai hiệu quả Luật Quản lý nợ công năm 2017, góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, thúc đẩy tăng trưởng bền vững của Việt Nam.
Đề cập tới việc nghị định về quản lý nợ của chính quyền địa phương, ông Nguyễn Minh Tân- Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước cho biết, nghị định quy định rõ, việc vay của chính quyền địa phương cấp tỉnh phải bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các nguyên tắc về thời gian vay, chương trình quản lý nợ, nằm trong giới hạn vay đã được phê duyệt…
Việc vay bù đắp bội chi của ngân sách địa phương chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển để thực hiện chương trình, dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Các khoản vay chỉ thực hiện và hạch toán bằng đồng Việt Nam, trừ các khoản vay lại từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi ngoài nước của Chính phủ.
Ông Tân nhấn mạnh, nghị định quy định chính quyền địa phương không được trực tiếp vay nước ngoài; không được bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân để vay vốn hoặc phát hành trái phiếu trong và ngoài nước. Phải ưu tiên bố trí ngân sách địa phương hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo quy định.
"Nợ chính quyền địa phương phải được hạch toán, kế toán, bảo đảm chính xác, tính đúng, tính đủ, công khai, minh bạch trong quản lý nợ và gắn với trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan trong việc quản lý nợ chính quyền địa phương", ông Tân nêu rõ.
Hình thức vay của chính quyền địa phương gồm: Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường vốn trong nước theo quy định; vay lại từ nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi ngoài nước của Chính phủ; vay trực tiếp từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước; vay ngân quỹ nhà nước; vay từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định.
Ông Tân cho biết, điều kiện vay của chính quyền địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Quản lý nợ công và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ - tức là các đối tượng, dự án phải được duyệt rồi và nằm trong danh mục, có kế hoạch chi tiết đề án./.
Đức Minh
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/233c299059.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。