| Chính thức có quy định về quy tắc xuất xứ hàng hoá trong RCEP | | Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2022 |
| Tự chứng nhận xuất xứ sẽ tạo thuận lợi cho cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp. Ảnh: T.H |
Tham gia chương trình này, CBCC Cục Hải quan TPHCM được các chuyên gia giới thiệu nội dung thuộc 8 chuyên đề liên quan đến tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong đó, đại diện Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã giới thiệu các chuyên đề về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cập nhật về xuất xứ hàng hóa; hướng dẫn tra cứu văn bản về xuất xứ hàng hóa tại eCoSys; chuyên đề về cơ chế chứng nhận xuất xứ tại FTA Việt Nam tham gia; triển khai cơ chế chứng nhận xuất xứ theo FTA đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam… Các chuyên gia dự án USAID TFP đã giới thiệu chuyên đề về nguyên tắc và tiêu chí xác định xuất xứ hàng hóa; so sánh quy tắc xuất xứ tại các FTA truyền thống với các FTA Việt Nam mới tham gia; phân biệt cơ chế tự chứng nhận xuất xứ tại EVFTA, UKVFTA, ATIGA, VKFTA Ngoài ra, các chuyên gia còn giới thiệu về văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ trong ATIGA; khai báo trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ, hướng dẫn quy định xác minh hồ sơ tự chứng nhận xuất xứ; hướng dẫn quy định xác minh tại cơ sở sản xuất; phụ lục Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) tại các FTA truyền thống với các FTA Việt Nam mới tham gia; chứng từ chứng minh xuất xứ nguyên liệu đầu vào nhập khẩu hoặc mua trong nước; thực hành các bài tập ví dụ về cách xác định xuất xứ hàng hóa theo PSR Theo lãnh đạo USAID, chương trình đào tạo này nhằm nâng cao năng lực cho CBCC của Cục Hải quan TPHCM liên quan đến một số nội dung mới về chứng nhận xuất xứ hàng hóa hiện đang là xu thế của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia. |