【trận đấu albirex niigata】Đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:56:29

Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ

Các bộ,Đônđốcgiảingânvốnđầutưcôngthúcđẩytăngtrưởtrận đấu albirex niigata ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công đối với các dự án quy mô lớn.

Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nhất là các dự án quy mô lớn có tính chất lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiều địa phương tích cực giải ngân

Theo Bộ Tài chính, trong 3 tháng đầu năm, hầu hết các bộ, ngành, địa phương tập trung giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 còn lại; phân bổ kế hoạch, nhập dự toán chi cho các dự án được bố trí kế hoạch; đồng thời do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn năm 2020 vẫn còn thấp.

Ước giải ngân kế hoạch vốn đầu tư năm 2020 của các bộ, ngành, địa phương đến hết ngày 31/3 là hơn 61.591 tỷ đồng, đạt 13,09% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với cùng kỳ (cùng kỳ đạt 11,21% kế hoạch Quốc hội giao và đạt 12,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao); trong đó, vốn trong nước giải ngân là hơn 58.595 tỷ đồng, vốn nước ngoài là hơn 2.995 tỷ đồng.

Cụ thể: Các bộ, ngành Trung ương giải ngân đạt hơn 10.735 tỷ đồng, đạt 9,94% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ đạt 3,63% so với kế hoạch Quốc hội đã phân bổ và đạt 5,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Địa phương giải ngân đạt hơn 50.855 tỷ đồng, đạt hơn 14% kế hoạch Thủ tướng giao (xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2019).

Trong đó, có 8 bộ, ngành và 34 địa phương có số giải ngân đạt trên 15%. Có 3 bộ, ngành và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 25% gồm: Ngân hàng phát triển (31,13%); Thanh tra Chính phủ (27,60%); Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (26,31%); Ninh Bình (47,75%); Nam Định (32,78%); Bình Thuận (29,32%); Thái Bình (27,13%); Lạng Sơn (26,16%); Sóc Trăng (25,62%). Tuy nhiên, có 29 bộ, ngành và 1 địa phương có số giải ngân đạt dưới 5%. Trong đó, có 21 bộ, ngành gần như chưa giải ngân được kế hoạch vốn (tỷ lệ giải ngân đạt dưới 1%).

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm là do theo quy định tại Luật Đầu tư công, kế hoạch vốn năm 2019 được kéo dài sang năm 2020, nên các chủ đầu tư tập trung giải ngân vốn kéo dài của năm 2019, như tại Lào Cai, Thừa Thiên Huế. Một số các dự án được bổ sung kế hoạch từ nguồn dự phòng trung hạn và 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm của các dự án quan trọng quốc gia, nhưng đến nay chưa được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch, nên chưa đủ điều kiện giao kế hoạch vốn năm 2020, do đó chưa thể giải ngân. Bên cạnh đó, thời điểm nghỉ Tết Nguyên Đán trong quý I và diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thực hiện và thanh toán vốn. Một số dự án khởi công mới chưa hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, công tác lựa chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng còn chậm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Phải giao hết kế hoạch vốn trong tháng 3

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các dự án sử dụng từ nguồn dự phòng trung hạn và 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm của các dự án quan trọng quốc gia để các bộ, ngành, địa phương có cơ sở giao kế hoạch vốn năm 2020.

Đối với các bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, cần khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, giao hết kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách năm 2020 ngay trong tháng 3/2020 theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tập trung chỉ đạo, sớm đưa vào sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng lớn, quan trọng, phát huy tối đa công suất thiết kế, hiệu quả kinh tế - xã hội.

Các bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công đối với các dự án quy mô lớn có tính chất lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng, cả nước như: dự án cao tốc Bắc Nam, dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành... Phải thực hiện xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết từng tháng cho các dự án, làm cơ sở để điều hành kế hoạch giải ngân, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu giải ngân theo đúng thời gian quy định.

Bộ Tài chính cũng đề nghị kiên quyết điều chỉnh kế hoạch vốn các dự án không triển khai được hoặc chậm triển khai, sang các dự án có khả năng giải ngân cao. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cần chỉ đạo các chủ đầu tư, đơn vị liên quan làm việc với Kho bạc Nhà nước để mở mã cho các dự án khởi công mới đã được giao kế hoạch vốn; khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trong thời hạn 4 ngày kể từ ngày có khối lượng được nghiệm thu, làm thủ tục thanh toán ngay với Kho bạc Nhà nước, để không dồn vốn vào cuối năm mới thanh toán.

Theo ông Đỗ Văn Sinh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công là rất đáng ngại, kéo dài nhiều năm qua. Mặc dù Chính phủ đã rất nỗ lực vào cuộc, đôn đốc, thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương, tuy nhiên kết quả vẫn không khả quan. Ông Đỗ Văn Sinh cho rằng, có nhiều bộ, ngành, địa phương làm rất tốt, nhanh chóng giải ngân hết kế hoạch vốn trong năm, trong khi có nơi giải ngân chậm trễ. Do đó, nguyên nhân chính là ở khâu tổ chức thực hiện. Nhiều bộ, ngành, địa phương chậm phân bổ vốn, chuẩn bị dự án không đạt chất lượng, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, nghĩa là phải làm lại qua rất nhiều khâu, cũng dẫn tới chậm trễ giải ngân. Ông Đỗ Văn Sinh cho rằng, năm 2020, khi Luật Đầu tư công (sửa đổi) có hiệu lực, sẽ được tháo gỡ những bất cập trong công tác giải ngân, góp phần đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

Tại hội nghị trực tuyến “4 trong 1” giữa Chính phủ với các địa phương chiều 27/3, nhấn mạnh về giải ngân vốn đầu tư công, một kênh quan trọng cho tăng trưởng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, chúng ta có khoảng 30 tỷ USD vốn đầu tư công cần giải ngân trong năm nay, bao gồm vốn ngân sách Nhà nước và vốn vay. 3 tháng đầu năm, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng số vốn chưa giải ngân theo kế hoạch còn rất lớn. Câu hỏi đặt ra là làm sao giải ngân hết số vốn này, Thủ tướng nói, lần này có chế tài mạnh như thế nào để giải quyết dứt điểm vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, phải kỷ luật như thế nào, điều chuyển vốn như thế nào? Thủ tướng yêu cầu một số bộ, ngành, cơ quan sử dụng nhiều vốn đầu tư phải có biện pháp mạnh mẽ.

----------------------------------------------------------------------------------------------

* Ông Đinh Văn Hợp - Giám đốc KBNN Ninh Bình:

Kiên quyết đề xuất điều chỉnh giảm vốn các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp

Ông Đinh Văn Hợp

Ông Đinh Văn Hợp

Tính đến ngày 26/3, KBNN Ninh Bình giải ngân được 1.370/3.380 tỷ đồng, đạt 41% kế hoạch vốn năm 2020; trong đó, vốn kéo dài năm 2019 đạt 9,6% kế hoạch, vốn năm 2020 đạt 52% kế hoạch.

Ông Hợp cho biết, so với mặt bằng chung cả nước, số giải ngân của tỉnh Ninh Bình đến thời điểm này đạt mức cao. Việc giải ngân trong những tháng đầu năm thuận lợi là do tất cả dự án đều là dự án chuyển tiếp từ năm trước, không có dự án mới nên những thủ tục, hồ sơ liên quan đến dự án đều đã hoàn thiện. Cùng với đó, các chủ đầu tư đều có ý thức sau khi có khối lượng hoàn thành làm thủ tục thanh toán ngay với KBNN.

Ngoài ra, KBNN Ninh Bình cũng tạo điều kiện giải quyết nhanh nhất hồ sơ cho các chủ đầu tư, chỉ cần chủ đầu tư có đầy đủ hồ sơ chứng từ về khối lượng hoàn thành, KBNN Ninh Bình sẽ xử lý hồ sơ và trả kết quả trong ngày.

Riêng đối với số vốn kéo dài của năm 2019, đến nay, mới giải ngân được 9,6%. Ông Hợp lý giải, các dự án có vốn kéo dài từ năm 2019 đều là các dự án giao thông lớn như dự án đường cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, dự án đường Bái Đính - Ba Sao, dự án đường Bái Đính - Kim Sơn. Hiện nay, các dự án này vẫn gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng. UBND tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua đã có những chỉ đạo quyết liệt yêu cầu UBND các huyện, thành phố khẩn trương xây dựng phương án chi trả, tổ chức chi trả đền bù cho người dân và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Cùng với đó, UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường tuyên truyền, vận động người dân bàn giao lại mặt bằng, nếu cố tình không thực hiện có thể dùng biện pháp cưỡng chế.

Từ nay đến cuối năm, KBNN Ninh Bình sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư thanh toán khối lượng hoàn thành. Cùng với đó, KBNN Ninh Bình cũng yêu cầu các chủ đầu tư theo dõi chặt chẽ tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công của từng dự án, kiên quyết đề xuất điều chỉnh giảm vốn đối với các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để kiến nghị điều chuyển sang các dự án có tỷ lệ giải ngân cao và có khả năng hoàn thành dứt điểm trong năm hoặc dự án đã có khối lượng hoàn thành, tránh để việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn vào cuối năm, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư năm 2020.

* Ông Trương Hùng Long – Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính):

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công là chung tay với Chính phủ giải quyết khó khăn

Ông Trương Hùng Long

Ông Trương Hùng Long

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều biện pháp quyết liệt để chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công. Về phía Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan chủ động triển khai tích cực các giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nói chung, vốn vay nước ngoài và vốn ODA nói riêng, như: tích cực đôn đốc các chủ dự án đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tổ chức các hội nghị trực tuyến về giải ngân vốn đầu tư công, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi với các bộ, ngành, địa phương và các nhà tài trợ để xử lý vướng mắc... Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ giải ngân từ nguồn vốn đầu tư phát triển không đạt như mong muốn; tình hình giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài là chậm.

Do đó, tình hình trên đặt ra nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công nói chung và giải ngân vốn ODA, vốn vay nước ngoài nói riêng của năm 2020 là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, đặc biệt năm 2020 là năm cuối cùng của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 – 2020.

Trong bối cảnh đất nước còn đang gặp nhiều khó khăn với diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19 và kinh tế thế giới, việc tập trung giải ngân vốn đầu tư công chính là sự thể hiện nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương chung tay với Chính phủ giải quyết khó khăn, tạo động lực cho kinh tế đất nước ổn định và phát triển.

Luật Đầu tư công năm 2019 đã có hiệu lực từ 1/1/2020, theo đó điểm khác biệt cơ bản của việc giao kế hoạch từ năm 2020 là Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước cho các bộ, ngành và địa phương theo tổng mức vốn đã được Quốc hội quyết định. Các bộ, ngành và địa phương phân bổ chi tiết danh mục, mức vốn kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương cho từng dự án.

Như vậy, về cơ chế, Chính phủ đã nới lỏng hơn quy định việc phân bổ vốn đầu tư, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương chủ động quyết định phân bổ chi tiết đến từng dự án thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo tính linh hoạt trong điều hành, sát với tình hình thực tế triển khai tại bộ, ngành, địa phương. Chính vì vậy, các bộ, ngành, địa phương cần có nhận thức đúng đắn, đồng thời tăng cường thực hiện giải ngân ở mức cao nhất trong năm 2020.

Bộ Tài chính mong muốn các bộ ngành, địa phương với tư cách là cơ quan chủ quản cần theo dõi sát sao và chỉ đạo kịp thời các chủ dự án giải quyết các vướng mắc nhằm đạt được kết quả giải ngân năm 2020.

* Ông Nguyễn Hải Thanh – Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn trong việc giải ngân vốn đầu tư công

Ông Nguyễn Hải Thanh

Ông Nguyễn Hải Thanh

Năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư công là 15.787 tỷ đồng. Bộ đã phân bổ 13.978 tỷ đồng cho các dự án. Ước lũy kế thanh toán vốn đầu tư công của Bộ NN&PTNT từ đầu năm đến 31/3/2020 là 1.643 tỷ đồng, đạt 11,8% kế hoạch và cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Bộ NN&PTNT đạt hơn 11,8% do trong tháng 1/2020 hầu hết các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải dồn lực giải ngân phần khối lượng còn lại của năm 2019 đến hết 31/2; cùng với đó trong tháng 2 do trùng thời điểm nghỉ Tết Âm lịch, đồng thời chủ đầu tư, nhà thầu phải hoàn thiện hồ sơ giải ngân, vừa rà soát, phê duyệt kế hoạch năm 2020. Đây là một nguyên nhân mang tính khách quan theo chu kỳ.

Đặc biệt, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn trong việc giải ngân vốn đầu tư công ngành NN&PTNT. Trước tiên, lượng công nhân đi, về bị ly tán hoặc bị cách ly vì di chuyển từ vùng có dịch. Bên cạnh đó, các chuyên gia, nhà thầu không thể thực hiện khảo sát kiểm tra đánh giá kỹ thuật thực tế trên hiện trường do dịch nên không thể đi được. Trong khi đó, đối với các công trình xây dựng, phải ra hiện trường thực tế để giám sát chất lượng thi công thì mới biết các nhà thầu vướng mắc như thế nào để hỗ trợ tháo gỡ kịp thời ở thực tế. Ngoài ra, giải ngân vốn đầu tư còn bị ảnh hưởng do vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng – đây là trách nhiệm của các địa phương, nhưng hiện nay các địa phương đang phải tập trung mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, vì vậy mà lực lượng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cũng chưa được ưu tiên thỏa đáng…

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020, tại cuộc họp giao ban mới đây, chúng tôi đã phải điều chỉnh lại kế hoạch giải ngân cho phù hợp với tình hình hiện nay.

* Ông Đặng Ngọc Hậu - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La:

Sẽ kịp thời phát hiện, tham mưu cho UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn

Ông Đặng Ngọc Hậu

Ông Đặng Ngọc Hậu

Thực hiện Nghị quyết số 94/NQ- CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, tiến độ giải ngân vốn đầu tư tại tỉnh Sơn La đã có nhiều tiến bộ.

Theo đó, so với các năm trước, một số nguồn vốn có tiến độ giải ngân đạt kết quả khá tốt như: Chương trình hỗ trợ phát triển thủy sản bền vững đạt 100%; chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo đạt 100%; chương trình hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống thiên tai, ổn định đời sống dân cư đạt 99,1%; ngân sách tỉnh chi đầu tư phát triển đạt 95%; ngân sách trung ương hỗ trợ vốn đối ứng ODA đạt 89,8%... Do đó, kết quả giải ngân thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 của tỉnh liên tục đứng trong top đầu các đơn vị có kết quả giải ngân cao.

Với kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020, tính đến ngày 27/3 đã giải ngân được gần 819 tỷ đồng, bằng 20% kế hoạch vốn giao. Một số nguồn vốn có tiến độ giải ngân tốt như: Nguồn vốn trái phiếu chính phủ đạt gần 77%, vốn thực hiện các chương trình mục tiêu đạt gần 31%.

Nhằm thực hiện giải ngân hết vốn kế hoạch năm 2020, cải thiện kết quả giải ngân trong thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh hoàn thành phân bổ các nguồn vốn năm 2020 của tỉnh, đôn đốc các huyện hoàn thành việc phân bổ các nguồn vốn cấp huyện.

Đồng thời, Sở sẽ làm tốt công tác theo dõi giám sát kế hoạch giải ngân của các chủ đầu tư, kịp thời phát hiện và tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong qua trình thực hiện.

Đặc biệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu thực hiện nghiêm túc các đợt rà soát, điều chỉnh kế hoạch vốn theo quy định của UBND tỉnh kiên quyết thu hồi, điều chuyển đối với những dự án đã được phê duyệt quyết toán hoàn thành nhưng đến 31/3 chưa giải ngân, các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng trong kế hoạch năm 2020 nhưng đến 30/6 chưa giải ngân, các dự án chuyển tiếp có tỷ lệ giải ngân thấp, kịp thời điều chuyển từ dự án giải ngân chậm, không có khả năng giải ngân sang dự án có khả năng giải ngân tốt hơn.

Bên cạnh đó, Sở sẽ tiếp tục phát huy vai trò thanh tra, kiểm tra của mình đối với việc phân bổ, thực hiện kế hoạch đầu tư công, thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu tại các sở, ngành, các huyện, thành phố. Tham mưu công khai và làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân gây chậm trễ trong việc giao vốn, chậm giải ngân.

Minh Anh và nhóm PV (thực hiện)

顶: 38踩: 41951