Chỉ thi thoảng,đạpơxếp hạng ngoại hạng đức ta mới bắt gặp vài bác hưu trí thong dong đạp xe trên đường. Các bác đã đến cái tuổi đủ chín chắn để lùi xa những hỉ - nộ - ái - ố, bon chen của cuộc đời. Họ chọn cách đi chậm, chọn góc nhìn rộng rãi để ngắm nhìn cuộc đời sâu sắc và nhân ái hơn. Hay mấy cô bán đồng nát, mấy chú hàng rong vẫn còn sử dụng xe đạp để mưu sinh. Có thể do điều kiện kinh tế còn khó khăn, hay đơn giản là xe đạp phù hợp với tính chất công việc. Bán hàng rong thì phải đi chậm rãi, khách sẽ dễ gọi, người bán cũng dễ dừng lại bán. Lên lớp 5, tôi tập xe thành công sau bao nhiêu ngày trầy vi, tróc vảy. Đám bạn tôi ngày đó đứa nào ở chân cũng có một vài vết sẹo do ngã xe. Chúng tôi vẫn hay cười mà “an ủi” lẫn nhau: “Phải có sẹo thì mới đạp được xe đó”. Năm 13 tuổi, tôi được bố mẹ mua cho chiếc xe đạp đầu tiên. Chiếc xe đạp ngày đó không chỉ là tài sản quý báu của riêng tôi mà còn mang một ý nghĩa đặc biệt khác: Tôi đã lớn và có thể tham gia giao thông một cách độc lập, có thể đi đến bất cứ nơi đâu mình muốn. Trong dòng chảy cuộc đời, có nhiều cột mốc để đánh dấu sự trưởng thành của con người: Ngày có chiếc xe đạp đầu tiên, ngày có bằng lái xe máy, ngày có tháng lương đầu tiên, ngày kết hôn, ngày sinh con đầu lòng… và chiếc xe đạp đầu tiên là khởi đầu cho rất nhiều dấu mốc đáng nhớ sau đó. Thuở ấy ở Huế, mỗi buổi tan trường, từng đoàn học sinh lũ lượt đạp xe, chuyện trò ríu rít như bầy chim non vỡ tổ. Nét mộc mạc, thô sơ của xe đạp trông hài hòa với vẻ hồn nhiên, giản dị của lứa tuổi học sinh. Hình ảnh cậu học trò mặc quần xanh áo trắng hay cô nữ sinh với tà áo dài thanh thuần dạo ấy là vẻ đẹp thân quen của phố xá. Cái thời đạp xe lộc cộc ấy thế mà vui. Tôi và mấy đứa bạn thân hết la cà quán ăn vặt này lại tạt vào quán nước khác. Chỉ hai chiếc xe đạp mà xó xỉnh nào cũng tới, bất kể xa gần. Đứa này mệt thì đứa kia thay phiên chở. Tốc độ của xe đạp phù hợp cho những câu chuyện phiếm, chiếc xe lăn bánh là bao ý tưởng tuôn trào, bao tràng cười rộn rã. Sau này, mỗi đứa chúng tôi đều có xe máy riêng, thế mà lại ít gặp nhau hơn trước. Cũng chẳng phải vì sợ tốn xăng, mà bởi vì chúng tôi đã lớn, mỗi đứa đều cuộc sống riêng, những mối lo toan riêng, không thể quấn quýt nhau như hình với bóng, chỉ thi thoảng một cuộc hẹn cà phê. Học trò ngày nay không còn chuộng xe đạp như trước. Từ cấp hai, các em được ba mẹ mua cho chiếc xe đạp điện, hoặc chiếc xe máy 50 phân khối. Con người thời hiện đại sống thực dụng hơn. Họ chọn những loại phương tiện có tốc độ cao như ô tô, xe máy để tiện di chuyển, tăng hiệu suất công việc. Không còn mấy người đủ nhàn rỗi để đạp xe. Cơm áo gạo tiền khiến người ta thôi mơ mộng! Tôi băn khoăn, phải chăng sự bùng nổ của xe máy, xe hơi là đặc trưng ở những nước đang phát triển, những đất nước chưa có tuổi đời công nghiệp đủ dài để bước qua giai đoạn “hoài cổ”. Ở Hà Lan, thiên đường của xe đạp, nơi mà số lượng xe đạp còn lớn hơn dân số, vậy mà vào những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, Hà Lan cũng phải đối mặt với tình trạng bùng nổ xe hơi do sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế, công nghiệp. Nhận thấy sự bất cập của tình trạng trên, Chính phủ Hà Lan đã có biện pháp khuyến khích người dân sử dụng xe đạp. Thế nhưng nhân tố quan trọng nhất để biến Hà Lan thành vương quốc xe đạp chính là nhận thức của người dân. Họ yêu mến và gắn bó với chiếc xe đạp. Thục Đan |