Toàn cảnh diễn đàn |
Cạnh tranh là “linh hồn” của kinh tế thị trường
Phát biểu tại diễn đàn,kết quả bóng đa việt nam TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Cạnh tranh là linh hồn, là nền tảng của kinh tế thị trường (KTTT). Không có cạnh tranh thì không có sự tồn tại của KTTT. Theo đó, mức độ cạnh tranh càng lớn, càng công bằng, thì càng thể hiện cấp độ phát triển cao hơn của KTTT.
Cạnh tranh cũng là động lực giúp nền kinh tế đạt được hiệu quả cao hơn, thúc đẩy phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, tạo ra năng suất lao động cao hơn và mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia thị trường - TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm của TS Nguyễn Đình Cung, TS Michael Krakowski - Cố vấn Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô (GIZ) cũng cho rằng, cạnh tranh là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và khi đã được thảo luận ở quốc gia nào, thì chứng tỏ quốc gia đó đang hướng tới nền kinh tế thị trường.
Tại Việt Nam, theo TS Michael Krakowski, vấn đề cạnh tranh đã được bàn luận khá nhiều, song rất nhiều thị trường tại Việt Nam vẫn thiếu tính cạnh tranh theo đúng nghĩa. Ví dụ như thị trường điện, thị trường đất đai,…
Về vấn đề này, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, tại Việt Nam, lâu nay vẫn tồn tại những vấn đề phi cạnh tranh. Ví dụ như những văn bản của một tỉnh nào đó yêu cầu người dân chỉ được dùng sản phẩm do một công ty trên địa bàn sản xuất. Đó là một cơ chế phi cạnh, làm "méo mó" KTTT.
Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: Nếu những hành vi phi cạnh tranh lành mạnh này không được chấm dứt, sẽ gây ra những hệ lụy rất lớn đối với nền kinh tế, đối với mức độ tuân thủ pháp luật của người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Cụ thể, nếu chính sách về cạnh tranh không thể bảo vệ được quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, họ sẽ tìm cách bảo vệ quyền lợi của mình bằng những cách khác, trong đó không ngoại trừ dùng cả “xã hội đen” để bảo vệ quyền lợi.
Thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng
Trước vai trò quan trọng của cạnh tranh đối với nền KKTT, các chuyên gia kinh tế cho rằng, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng là vô cùng cần thiết. Điều đó không chỉ tạo niềm tin, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Theo đó, để thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, TS Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng - Bộ Công Thương cho rằng: Tại Việt Nam, Luật Cạnh tranh đã được khởi xướng từ năm 2000, và chính thức được Quốc hội khóa XI thông qua vào tháng 12/2004, có hiệu lực từ ngày 1/7/2005.
Qua hơn 10 năm thực hiện Luật Cạnh tranh năm 2004, rất nhiều vụ việc phi cạnh tranh đã được giải quyết, tuy nhiên theo nhận định của ông Trịnh Anh Tuấn - Luật Cạnh tranh năm 2004 vẫn chưa thực sự hiệu quả. Nhằm thúc đẩy cạnh tranh, tạo môi trường thông thoáng hơn cho doanh nghiệp hoạt động, Bộ Công Thương đang soạn thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi, dự kiến sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp diễn ra vào tháng 10/2017 và hy vọng được bấm nút thông qua vào tháng 5/2018. Theo đó, Luật Cạnh tranh sửa đổi nhiều điểm mới, kỳ vọng sẽ mang lại những tác dụng tích cực cho nền kinh tế thị trường nếu được thông qua.
Bên cạnh hoàn thiện Luật Cạnh tranh sửa đổi, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, cần thúc đẩy cạnh tranh bằng cách tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
PGS - TS Hồ Sỹ Hùng - Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định: DNNN hiện vẫn đang nắm giữ một khối lượng tài sản lớn, chiếm ưu thế trong một số ngành, lĩnh vực sản xuất quan trọng, tuy nhiên hoạt động lại kém hiệu quả. Nguyên nhân kém hiệu quả có rất nhiều, song một phần do những quy định buộc mua, bán hàng hóa theo chỉ định của cơ quan chức năng, ép buộc liên kết nhằm loại trừ, hạn chế, cản trở cạnh tranh… Để thúc đẩy cạnh tranh trong khu vực DNNN nói riêng, và toàn bộ nền kinh tế nói chung, cần thúc đẩy nhanh chóng tái cơ cấu DNNN, đưa hoạt động của DNNN theo nguyên tắc thị trường.