【lich thi đau bóng đá hôm nay】Tự chủ trường phổ thông: Muốn thành công thì hiệu trưởng "đừng sợ"
Tuy nhiên,ựchủtrườngphổthôngMuốnthànhcôngthìhiệutrưởngquotđừngsợlich thi đau bóng đá hôm nay để có được thành công như ngày hôm nay, nhà trường đã trải qua nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là thu hút được học sinh theo học, với mức học phí gấp 50 lần trường công được ngân sách đảm bảo.
Trao đổi với phóng viên TBTCO, ông Hà Xuân Nhâm - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, muốn thực hiện được tự chủ, người đứng đầu phải loại bỏ tâm lý "sợ". Khi bắt tay vào thực hiện tự chủ, tất cả nguồn thu, chi đều không có sẵn công thức mà hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực và sự năng động của người quản lý và đội ngũ cán bộ, giáo viên.
PV: Thưa ông, được biết trường THPT Phan Huy Chú đã thực hiện tự chủ chi thường xuyên từ năm 2008. Ông có thể cho biết những thuận lợi trong hoạt động và quản lý khi nhà trường thực hiện theo cơ chế tự chủ?
Ông Hà Xuân Nhâm: Thực hiện cơ chế tự chủ đã giúp nhà trường có cơ chế linh hoạt hơn trong việc bổ sung các nhiệm vụ mới. Chẳng hạn như nhà trường có thể liên kết đào tạo các khóa học về kỹ năng sống hoặc các nội dung tập huấn cho cán bộ, giáo viên.
|
Ngoài ra, việc thực hiện tự chủ đã giúp trường có thể tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên. Hiện nay, lương của cán bộ, giáo viên của nhà trường được trích từ nguồn thu học phí.
Theo nghị quyết của Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội, trường được phép chi lương tối đa gấp 2 lần lương cơ bản. Ngoài ra, dựa theo đề án vị trí việc làm của nhà trường, cán bộ, giáo viên có thể kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ, làm khoán theo định mức để tăng thu nhập. Mức thu nhập trung bình của cán bộ, giáo viên tại trường là 15 triệu đồng/1 người/1 tháng.
Thực hiện cơ chế tự chủ còn giúp nhà trường chiêu mộ được nhân tài. Trong thời gian qua, nhà trường đã thu hút được nhiều giáo viên giỏi tham gia giảng dạy tại trường. Hiện tại tổng số cán bộ, giáo viên của nhà trường là 93 người, trong đó chủ yếu là lao động hợp đồng, viên chức chỉ chiếm 30 - 40%. Nhà trường luôn đảm bảo mức công bằng tương đối về thu nhập và điều kiện làm việc giữa cán bộ biên chế và hợp đồng, để cán bộ hợp đồng có thể yên tâm công tác và gắn bó lâu dài.
PV: Trong quá trình thực hiện tự chủ, đâu là khó khăn lớn nhất của nhà trường, thưa ông?
Ông Hà Xuân Nhâm: Hiện nay do chưa có hành lang pháp lý hướng dẫn chi tiết, rõ ràng nên nhà trường rất khó triển khai hoạt động tự chủ.
Bên cạnh đó, toàn bộ kinh phí chi thường xuyên của nhà trường đều từ nguồn thu học phí mà không nhận kinh phí từ ngân sách. Nếu 1 năm không tuyển sinh được thì nhà trường buộc phải dừng hoạt động. Do đó, thu hút được học sinh là vấn đề “sống còn” của nhà trường.
Đã có rất nhiều hiệu trưởng ở các nơi đến đây tham quan và học tập kinh nghiệm. Khi nghe giới thiệu thì họ rất thích, nhưng khi bắt tay vào làm thì nhiều người “sợ” vì họ phải đối mặt với cả núi công việc khổng lồ.
Ở mô hình công lập được cấp ngân sách thì họ chẳng phải lo, cách thức chi tiêu như thế nào đã có công thức hết, không phải vất vả, không phải suy nghĩ nhiều. Hơn nữa họ lại có lợi thế là học phí rẻ, họ không phải thể hiện, không phải chứng minh năng lực nhiều mà vẫn thu hút được học sinh.
Ví dụ như năm ngoái, Trường THPT Phan Huy Chú công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 THPT là 48 điểm, thuộc những trường có điểm chuẩn cao trong khu vực, nhưng vấn đề là 48 điểm của trường khác với 48 điểm của các trường công lập khác, vì các trường công lập thu học phí 100 nghìn đồng/tháng, trong khi trường Phan Huy Chú thu học phí 5 triệu đồng/tháng. Làm thế nào để thu 5 triệu đồng/tháng mà vẫn nâng cao được chuẩn đầu vào. Việc này không hề đơn giản.
Ngoài ra, mức học phí của trường phải áp dụng theo mức trần của Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội. Nhà trường vừa phải đảm bảo nguồn thu để duy trì hoạt động lại không được phép thu vượt trần.
Hơn nữa, như đã nói ở trên, hiện nay nhà trường có đến 60 - 70% cán bộ, giáo viên làm việc theo hình thức hợp đồng. Có cán bộ, giáo viên đã làm hợp đồng 20 năm. Khi phải đóng bảo hiểm cho những đối tượng này thì nhà trường cũng không biết phải đóng mức bảo hiểm là bao nhiêu. Vì nếu đóng theo mức thu nhập tối thiểu vùng thì lương hưu của họ sẽ rất thấp, thiệt thòi cho người lao động.
Hiện nay nhà trường đang gặp bất lợi trong cạnh tranh giáo dục với các trường công lập. Tại các trường công lập, hàng năm ngân sách cấp chi đầu tư cho mỗi học sinh là 7,5 đồng. Nhưng tại các trường tự chủ và tư thục thì không có.
Về nguyên tắc, muốn đẩy mạnh tự chủ thì Nhà nước phải đầu tư cho học sinh bất luận là học sinh đó học trong môi trường nào, sau đó, tùy thuộc vào sự phát triển mà nhà trường có thể cung cấp thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị hoặc dịch vụ giáo dục. Nếu học sinh không học ở trường công lập mà sang học tại trường tư thục hoặc trường công lập tự chủ thì học sinh sẽ phải đóng mức phí rất cao. Bởi nếu không đóng như thế thì các trường cũng không có kinh phí hoạt động.
PV: Từ kinh nghiệm thực hiện tự chủ của nhà trường, ông có đề xuất gì về chính sách để việc thực hiện tự chủ của các trường phổ thông được tiến hành thuận lợi, thưa ông?
Ông Hà Xuân Nhâm: Nhà trường mong muốn, Nhà nước sớm có hành lang pháp lý cụ thể, rõ ràng để tạo điều kiện cho các trường thực hiện nhiệm vụ, đồng thời có cơ chế kiểm soát chặt chẽ để nhà trường thực hiện đúng quy định, đúng pháp luật.
Bên cạnh đó, việc tự chủ tại trường phổ thông có liên quan chặt chẽ đến an sinh xã hội. Muốn tự chủ thì phải có kinh phí thực hiện hoạt động giáo dục, kinh phí đó phải được xã hội ủng hộ trên cơ sở xã hội hóa giáo dục, Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Do đó, Nhà nước nên có những quy hoạch và chính sách đặc thù đối với các vùng, miền. Nếu cứ làm theo một chính sách chung thì sẽ rất khó khăn./.
Xin cảm ơn ông!
Bùi Tư (thực hiện)
下一篇:Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
相关文章:
- Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- DN lắp ráp, kinh doanh xe máy điện vào "tầm ngắm" của thanh tra thuế
- Mai Thu Huyền: Tôi chạnh lòng vì phim mình bị ép suất chiếu!
- Mạnh tay với vi phạm để thị trường chứng khoán lành mạnh hơn
- Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- Người dân trở lại Hà Nội làm việc sau kỳ nghỉ Tết khai báo y tế ở đâu?
- Chùm ảnh: Năm Sửu ngắm Trâu ở chợ đồ cổ
- Thuế dầu bất ngờ của Brazil khiến khoản đầu tư 20 tỷ USD gặp rủi ro
- Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- Khẩn trương xuất hỗ trợ hơn 9.000 tấn gạo dự trữ quốc gia cho người dân đón Tết
相关推荐:
- 7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- Đặc sắc linh vật trâu Tết Tân Sửu 2021 tại các địa phương
- Những quốc gia quy định tuổi nghỉ hưu cao nhất thế giới
- Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: 'Đôi khi phim chuyển thể không giống với tác phẩm gốc'
- Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Tường Văn thăm, chúc Tết đội ngũ y bác sỹ tại Bệnh viện Số 2
- Máy thông tắc đường ống Ridgid ra mắt thị trường Việt Nam
- Động lực tăng của VN
- Nhận định, soi kèo Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1: Đòi lại ngôi đầu
- Giao dịch qua VietinBank eFAST trúng thưởng lớn
- VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- Siêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1
- Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN