| Anh đang cân nhắc áp các biện pháp phòng chống Covid-19 mới sau khi nới lỏng các hạn chế từ ngày 19/7. Ảnh: Reuters |
Anh bắt buộc dùng hộ chiếu vắc xin ở các sự kiện lớn từ tháng 10Trao đổi với hãng thông tấn Sky News ngày 5/9,one88 vn me Bộ trưởng Vắc xin Anh Nadhim Zahawi xác nhận, chính phủ nước này sẽ bắt buộc sử dụng hộ chiếu vắc xin Covid-19 đối với bất kỳ ai muốn vào các hộp đêm, tham dự các sự kiện quy tụ đông người hoặc đến những địa điểm nổi tiếng từ tháng 10. Theo ông Zahawi, động thái nhằm ngăn những nơi này trở thành các ổ dịch mới. Ông Zahawi cũng bày tỏ ủng hộ việc bắt buộc chủng ngừa Covid-19 đối với các nhân viên tuyến đầu thuộc hệ thống y tế công (NHS). Vị bộ trưởng này cho biết thêm, London vẫn chưa quyết định có tiêm phòng cho trẻ từ 12 - 15 tuổi hay không và nếu có quyết định đó, nhà chức trách chắc chắn sẽ đòi hỏi sự cho phép của các bậc phụ huynh. Cho đến nay, Anh đã tiêm ít nhất một liều vắc xin cho 72% dân số và tiêm đủ liều cho 64% số người đủ điều kiện. Kể từ ngày 19/7, nước này đã cho nới lỏng dần các hạn chế, bất chấp số ca mắc mới trong ngày có chiều hướng gia tăng vì biến thể Delta dễ lây lan hơn. Tính đến ngày 6/9, đảo quốc sương mù ghi nhận gần 7 triệu ca mắc, 133.229 bệnh nhân thiệt mạng. Lào hủy lễ hội truyền thốngBộ Y tế Lào ngày 5/9 cho biết, số ca mắc mới Covid-19 trong cộng đồng đang tăng trở lại khắp toàn quốc. Chỉ trong vòng 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 172 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 và 16 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca bệnh trên toàn quốc lên 15.933 ca, bao gồm 5.568 bệnh nhân không qua khỏi. Để đối phó, thủ đô Viêng Chăn và nhiều tỉnh của Lào đã yêu cầu ngừng tổ chức lễ hội Hor Khao Padapdin truyền thống hay còn gọi là lễ “cúng vong” tại các chùa vào ngày 6/9. Các địa phương có ca mắc mới trong cộng đồng tiếp tục phải áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt. Nhà chức trách kêu gọi người dân tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống dịch cũng như khẩn trương tự cách ly, đi lấy mẫu xét nghiệm khi phát hiện các triệu chứng bất thường. Theo báo New York Times, khoảng 29% dân số Lào đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin, trong khi 23% đã hoàn thành tiêm chủng. Brazil đình chỉ dùng 12 triệu liều vắc xin Sinovac sản xuất tại nhà máy chưa được cấp phépCơ quan quản lý y tế Brazil (Anvisa) cuối tuần qua đã cho đình chỉ sử dụng hơn 12 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 do công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc phát triển và sản xuất tại một nhà máy chưa được cấp phép. Theo Anvisa, cơ quan này được Viện Butantan ở Sao Paulo cảnh báo hôm 3/9 rằng, 25 lô vắc xin của hãng dược Trung Quốc, tương đương 12,1 triệu liều gửi tới Brazil đã được sản xuất tại nhà máy nói trên. Viện Butantan là trung tâm y sinh đang cộng tác với Sinovac để đóng gói vắc xin tại quốc gia Nam Mỹ. "Anvisa chưa kiểm tra và phê chuẩn đơn vị sản xuất nói trên cho việc dùng khẩn cấp các vắc xin của Sinovac. Lệnh đình chỉ sử dụng là biện pháp phòng ngừa nhằm tránh cho người dân đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn", trích tuyên bố ngày 5/9 của Anvisa. Viện Butantan cũng thông báo cho Anvisa rằng, thêm 17 lô vắc xin nữa, gồm tổng cộng 9 triệu liều đã được sản xuất ở cùng nhà máy và đang trên đường tới Brazil. Với lệnh cấm 90 ngày mới ban hành, nhà chức trách sẽ thanh tra nhà máy của Sinovac cũng như tìm hiểu thêm về an toàn của quy trình sản xuất. Trong chiến dịch tiêm chủng quốc gia bắt đầu từ đầu năm nay, Brazil đã sử dụng phần lớn vắc xin do Sinovac cung cấp. Kể từ đó, nước này đã tiếp nhận thêm nhiều loại vắc xin của các hãng khác phát triển. Brazil hiện là "ổ dịch" lớn thứ 3 thế giới với gần 20,9 triệu ca mắc, bao gồm 583.362 trường hợp tử vong. Nước này đã tiêm được hơn 195,5 triệu liều vắc xin, trong đó 65% dân số được chủng ngừa ít nhất một liều và 30% đã hoàn thành tiêm chủng. Israel cân nhắc tiêm liều vắc xin thứ 4Trả lời phỏng vấn đài phát thanh quốc gia Kan, tiến sĩ Salman Zarka, trưởng nhóm đặc trách chống Covid-19 của chính phủ Israel cho rằng, nước này cần bắt đầu chuẩn bị tiêm mũi vắc xin ngừa Covid-19 thứ 4 cho dân để đối phó với dịch bệnh. Theo ông Zarka, mũi tiêm bổ sung sắp tới có thể được điều chỉnh để cải thiện khả năng bảo vệ người dân trước những biến thể virus mới, chẳng hạn như Delta. Báo Times of Israel đưa tin, tính đến ngày 2/9, hơn 2,5 triệu công dân Do Thái đã được tiêm bổ sung mũi vắc xin thứ 3. Thủ tướng Naftali Bennett tuyên bố, việc tiêm các liều vắc xin tăng cường sẽ giúp đất nước tránh phải áp phong tỏa toàn diện trong mùa nghỉ lễ sắp tới của người Do Thái. Israel hiện là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng đại trà cao nhất trên thế giới, với 66% dân số được tiêm ít nhất một liều vắc xin Covid-19 và 60% đã tiêm đủ 2 liều. Các tin tức đáng chú ý khác về đại dịch:
- Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm 6/9 (giờ Việt Nam), đại dịch đã tấn công 221 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho gần 221,5 triệu người, xấp xỉ 4,6 triệu ca tử vong. Song, gần 198 triệu bệnh nhân khắp toàn cầu đã hồi phục.
- Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch với gần 40,8 triệu ca mắc, 666.178 bệnh nhân không qua khỏi. - Nhà chức trách y tế Campuchia thông báo, nước này đã tiêm ít nhất một mũi vắc xin Covid-19 cho 11,2 triệu người, tương đương 70% dân số. Trong đó, 8,87 triệu người, tương đương 55% dân số đã tiêm đủ cả 2 mũi và hơn 660.000 người được tiêm bổ sung mũi thứ 3. Chiến dịch tiêm chủng quốc gia của Campuchia bắt đầu từ tháng 2 với mục tiêu hoàn thành chủng ngừa cho gần 12 triệu người (75% dân số) vào cuối năm nay để đạt miễn dịch cộng đồng. - Tình hình dịch ở Malaysia chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi số ca mắc mới trong nhiều ngày qua liên tục ở mức trên 19.000 ca/ngày. Trong 24 giờ qua, nước này có thêm 20.396 ca mắc mới Covid-19, cao nhất Đông Nam Á và 336 trường hợp tử vong vì dịch, cao thứ nhì khu vực. Tổng số ca mắc ghi nhận ở nước này hiện lên tới trên 1,8 triệu, trong đó 18.219 ca bệnh thiệt mạng. Tuấn Anh >>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất Tổng thống bị lộ chứng chỉ tiêm ngừa Covid-19, Indonesia báo động bảo mậtViệc chứng chỉ tiêm phòng Covid-19 của tổng thống bị rò rỉ trên mạng sau vụ lộ dữ liệu của 1,3 triệu người dùng một ứng dụng truy vết tiếp xúc của chính phủ đang làm gia tăng những lo ngại về bảo mật thông tin ở Indonesia. |