Theảnhsátmặcthườngphụcâmthầmchốngtrộmcắptạilễhộthứ hạng của seoul e-land fco tin tức từ Zing News, nhằm phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản tại các địa điểm tâm linh, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội vừa tung 200 trinh sát hỗ trợ công an cơ sở đảm bảo an ninh trật tự. Số cảnh sát này sẽ bám trụ tại các đền chùa từ đêm Giao thừa đến khi kết thúc lễ hội.
Phủ Tây Hồ, đền Ngọc Sơn và chùa Phúc Khánh là những địa điểm tâm linh đông người đến cầu phúc, xin tài lộc dịp năm mới. Lượng người đến đây tăng mạnh sau mùng 5 Tết - thời điểm khách tham quan các tỉnh đổ về. Lẫn trong biển người thành tâm cầu khấn, có không ít kẻ gian lợi dụng sự đông đúc để gây án. Cảnh sát xác định, toàn thành phố có 29 đền chùa, lễ hội đông người cần tăng cường lực lượng bảo vệ.
Theo kế hoạch của Phòng Cảnh sát hình sự, tùy vào quy mô, thời gian diễn ra lễ hội, mỗi địa điểm tâm linh được bố trí từ 5 đến 10 trinh sát. Lực lượng này hoạt động bí mật, cùng công an sở tại túc trực 24/24. Riêng Chùa Hương – lễ hội dài nhất trong năm – dự kiến có khoảng 40 cán bộ chiến sỹ thuộc nhiều đơn vị nghiệp vụ cắm chốt.
“Cảnh sát mặc sắc phục duy trì an ninh trật tự vòng ngoài, còn trinh sát hóa trang sẽ cơ động tuần tra, đeo bám mục tiêu và sử dụng camera bí mật ghi hình” - Trung tá Lê Kim Đồng, Đội trưởng đội 5 Phòng Cảnh sát hình sự cho biết. 2016 là năm đầu tiên cơ quan công an tiến hành xử lý nguội các trường hợp trộm cắp tài sản dựa trên hình ảnh thu thập.
Giám sát các khu vực hay xảy ra trộm cắp thông qua hệ thống camera an ninh. Ảnh: Zing News
Với thiết bị ghi hình nhỏ gọn, trinh sát hóa trang sẽ quay lại toàn bộ diễn biến khu vực phân công phụ trách. Hình ảnh sau đó được xử lý, gửi đến các thành viên của tiểu ban an ninh để cùng vây bắt, truy lùng.
Tại các đền chùa đông khách thập phương, cơ quan công an phối hợp ban quản lý di tích giám sát các khu vực hay xảy ra trộm cắp thông qua hệ thống camera an ninh. Chỉ cần phát hiện dấu hiệu khả nghi, cảnh sát sẽ kiểm tra hành chính, đưa người liên quan về trụ sở.
Để công tác phòng ngừa tội phạm hiệu quả, cảnh sát hình sự toàn TP còn trao đổi thông tin, ảnh nhận diện nghi phạm trộm cắp, móc túi chuyên nghiệp. Chân dung những người này được dán công khai tại khu vực lễ hội để khách thập phương chủ động phòng ngừa.
Theo kế hoạch của Phòng Cảnh sát hình sự, toàn thành phố có 29 đền chùa, lễ hội đông người cần tăng cường lực lượng bảo vệ. Tùy vào quy mô, thời gian diễn ra lễ hội, mỗi địa điểm tâm linh được bố trí từ 5 đến 10 trinh sát.
Lực lượng này hoạt động bí mật, cùng công an sở tại túc trực 24/24. Riêng Chùa Hương – lễ hội dài nhất trong năm – dự kiến có khoảng 40 cán bộ chiến sỹ thuộc nhiều đơn vị nghiệp vụ cắm chốt.
Một trong những mục tiêu mà cảnh sát tập trung bảo vệ tại các đền chùa chính là những hòm công đức. Bởi theo các điều tra viên chuyên thụ lý án xâm phạm sở hữu, tội phạm trộm tài sản tại lễ hội, đền chùa đang chuyển hướng từ móc túi điện thoại, ví tiền sang lấy cắp tiền công đức và lễ vật.
Theo phân tích của cảnh sát, để thực hiện hành vi móc túi, kẻ gian phải đeo bám bị hại và nhờ đồng bọn hỗ trợ để tạo tình huống chen lấn cũng như tẩu tán tang vật. Khó thực hiện và dễ bị bắt quả tang nên tội phạm hoạt động đơn lẻ thường rình rập tại khu vực người dân dâng sính lễ hoặc hòm công đức không có người trông coi.
Thực tế thời gian qua, nhiều đình chùa đã phải trình báo công an về việc mất trộm tiền công đức với số lượng hàng tỉ đồng. Điển hình như vụ trộm xảy ra ở một ngôi chùa nhỏ ở xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh là chùa Hàm Long năm 2010, đối tượng Bùi Văn Tuyên (trú tại huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) đã cắt khóa tủ sắt cuốm đi 2,6 tỷ đồng tiền công đức, báo Đất Việt đưa tin.
Lưu Ly(T/h)
Bất ngờ với phiên chợ cầu duyên mỗi năm chỉ họp 1 lần