【keo fa cup】Việt Nam: Phát triển kinh tế phải đi kèm với đô thị hóa

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 21:00:00 评论数:

TP.HCM

Một góc TP.HCM nhìn từ trên cao.

Đây là một trong các những khuyến nghị đưa ra tại báo cáo Việt Nam 2035,ệtNamPháttriểnkinhtếphảiđikèmvớiđôthịhókeo fa cup nhằm mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao trong vòng 20 năm tới.

Việt Nam có tốc độ đô thị hóa gần bằng Hàn Quốc, Trung Quốc

Theo báo cáo, thực tế ở các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi phát triển nhanh cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và đô thị hóa. Không có quốc gia nào trong thời đại công nghiệp lại có thể duy trì phát triển kinh tế mà không đi kèm với đô thị hóa nhanh. Các bằng chứng quốc tế cho thấy nếu dân số một thành phố tăng gấp đôi, năng suất của thành phố đó tăng thêm 5%.

Trong 30 năm qua, Việt Nam đã trải qua quá trình đô thị hóa rộng khắp trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu và phát triển kinh tế. Năm 1986, Việt Nam có chưa đến 13 triệu dân đô thị. Hiện nay con số đó là 30 triệu và các đô thị đóng góp trên một nửa GDP của cả nước. Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam dường như ngang bằng với Hàn Quốc và Trung Quốc, theo số liệu tại báo cáo.

Song song với tăng mật độ kinh tế ở các đô thị, chênh lệch giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn đã được kiểm soát tốt thông qua cơ chế bổ sung ngân sách của trung ương cho các địa phương nghèo, tạo điều kiện mở rộng cung cấp dịch vụ và hạ tầng thiết yếu trên cả nước. Ngay trong các đô thị, sự khác biệt giữa khu phát triển và khu nghèo cũng không phải thách thức lớn như tại nhiều quốc gia đang phát triển khác.

KCN và đô thị phát triển manh mún làm lãng phí nguồn lực

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy mô hình đô thị hóa hiện đang cản trở quá trình chuyển đổi kinh tế. Một dấu hiệu chính là mô hình phát triển đô thị dựa trên chuyển đổi mục đích sử dụng đất – trong đó, các khu công nghiệp (KCN) phát triển vượt trước nhu cầu cùng với phát triển đô thị lại manh mún, phân tán, không kết nối tốt với mạng lưới giao thông và các điểm cung cấp dịch vụ. Từ năm 2000 đến năm 2010, diện tích các KCN đã tăng thêm khoảng 77.000 ha , đòi hỏi nguồn ngân sách lớn cho phát triển hạ tầng phục vụ các KCN này.

Việc sử dụng các nguồn lực công trên sẽ rất giá trị nếu mang lợi ích kinh tế lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp chỉ dưới 50%. KCN và khu đô thị phát triển manh mún và phân tán còn gây ra vấn đề nghiêm trọng hơn. Có tới 70% diện tích đất công nghiệp tại TP.HCM nằm rải rác và lộn xộn bên ngoài các KCN được phê duyệt chính thức, làm giảm mật độ kinh tế.

Dấu hiệu thứ hai là hạn chế về kết nối giữa đô thị và thị trường, tình trạng thiếu tin cậy của chuỗi cung ứng và chi phí logistics cao. Chi phí logistics chiếm tới 21% GDP, so với 19% tại Trung Quốc và 15% tại Thái Lan. Chất lượng đường bộ xấu làm giảm tốc độ vận chuyển hàng hóa (chỉ khoảng 40-50 km/h). Tại các thành phố lớn, tình trạng ùn tắc và nghẽn cổ chai làm giảm hiệu suất kinh tế, giảm khả năng thu hút người dân về sinh sống và kinh doanh.

Quy hoạch, đầu tư phải gắn với quy trình ngân sách

Vì những lý do này, Việt Nam cần có các điều chỉnh chính sách phù hợp mà cụ thể là việc phát triển thị trường đất đai. Trọng tâm của cải cách chính sách đô thị là tạo điều kiện để thị trường đất đai được hình thành và phát triển. Cải cách thể chế đất đai (như cải cách về đăng ký quyền sử dụng đất, thẩm định giá đất theo cơ chế thị trường) là một ưu tiên để giảm bớt tình trạng chuyển đổi đất tùy tiện và manh mún.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng việc đầu tiên cần làm là tăng tính minh bạch trong định giá đất bằng cách thiết lập cơ chế thường xuyên công khai giá đất qua đấu giá hoặc giao dịch mua bán đất đai. Những nỗ lực này cần gắn với những cải cách về ngân sách của địa phương theo hướng khuyến khích áp dụng rộng rãi thuế đất và thuế bất động sản thay cho nguồn thu từ phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất như hiện nay.

Đồng thời, công tác kế hoạch hóa phải được tăng cường phối hợp. Lợi ích cục bộ do phát triển sản xuất kinh doanh trong phạm vi lãnh thổ địa phương làm giảm tiềm năng phát triển theo cụm và hiệu quả kinh tế theo quy mô trong đầu tư hạ tầng. Một nhu cầu cấp thiết nữa là nâng cao năng lực cho các đơn vị lập quy hoạch đô thị để lồng ghép vấn đề kinh tế - xã hội vào các đề án quy hoạch. Các quy hoạch tổng thể và các kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng khác phải gắn với quy trình ngân sách; nếu không sẽ thiếu tính khả thi.

“Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng của quá trình đô thị hóa đòi hỏi sự quản lý phù hợp với sự tham gia đồng bộ của các cấp, các ngành và cần phải rà soát lại nhiệm vụ của các bộ, ngành và điều chỉnh lại cho phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất”, báo cáo Việt Nam 2035 nhận định.

Báo cáo Việt Nam 2035 là một sáng kiến do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim đưa ra tháng 7/2014. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với WB tập hợp các chuyên gia kinh tế hàng đầu của thế giới và Việt Nam xây dựng Báo cáo Việt Nam 2035. Sau gần 2 năm Báo cáo đã được hoàn thành, gồm 7 chương nghiên cứu sâu về 3 trụ cột phát triển với 6 chuyển đổi lớn, đề xuất nhiều khuyến nghị quan trọng để đưa Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2035.

H.Y

最近更新