Xem xét tăng lương dựa trên nhiều yếu tố
Có nhiều năm kinh nghiệm tham gia đàm phán tại các phiên họp tăng lương tối thiểu vùng,ươngtốithiểunămsẽtăngởmứcbaonhiêespanyol đấu với real sociedad nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Phạm Minh Huân cho rằng, một trong những lý do quan trọng của việc điều chỉnh lương tối thiểu là phải hướng đến đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, việc điều chỉnh lương tối thiểu cần cân nhắc đến các yếu tố khác như: biến động về chỉ số giá tiêu dùng, điều kiện kinh tế - xã hội, GDP, năng suất lao động cũng như khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Như thường lệ, mỗi mùa tăng lương tối thiểu vùng, phía tổ chức công đoàn luôn mong muốn phải có mức tăng cao để đảm bảo đời sống cho người lao động, ngược lại doanh nghiệp luôn cảm thấy khó khăn. Do đó, theo ông Huân bài toán đặt ra là làm sao hài hòa được lợi ích của các bên.
Thực tế, việc điều chỉnh lương tối thiểu đã được thực hiện trong nhiều năm liền và tạo ra sự mong mỏi của người lao động vào mỗi mùa tăng lương. Tuy nhiên, điều đáng nói là không chỉ những người chịu tác động của lương tối thiểu vùng được hưởng lợi, mà những người có hệ số lương cao hơn cũng được điều chỉnh tăng lên.
Bàn về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội cho rằng, lương tối thiểu ở Việt Nam được đánh giá là cao, vì hệ thống tiền lương luôn có sự ràng buộc lẫn nhau.
“Việc tăng lương tối thiểu tưởng là cho người không có chuyên môn kỹ thuật, nhưng thực tế lại tăng cho tất cả mọi người. Những người có hệ số lương cao càng có lợi. Do đó chúng ta cần cắt đứt sự ràng buộc này, tức lương tối thiểu chỉ là sàn thấp nhất thôi” - bà Hương nhấn mạnh.
Một yếu tố khác được bà Hương lưu ý nữa là hiện mối quan hệ giữa năng suất lao động và lương tối thiểu của Việt Nam đang ở thế “không có lợi”, tức là tốc độ tăng tiền lương tối thiểu luôn cao hơn năng suất lao động. Như vậy, việc tăng lương cần tính toán đến yếu tố này để điều tiết cho phù hợp.
Ở góc độ kinh tế học, bà Hương phân tích tốc độ tăng năng suất lao động phải cao hơn rất nhiều so với tăng lương tối thiểu vùng, bởi tăng năng suất lao động còn có nghĩa là dành một phần cho đầu tư, giảm chi phí trên một đơn vị lao động, nếu lương tối thiểu tăng quá cao sẽ không tạo ra mối quan hệ này.
Dự kiến mức tăng phù hợp đạt ngưỡng 5 – 6%
Từ những thực tế trên, bà Hương lo ngại lương tối thiểu tháng sẽ không hoạt động được trong nền kinh tế thị trường, mà phải là lương tối thiểu giờ nhằm đảm bảo tương quan giữa các yếu tố. Theo đó, tăng lương phải dựa trên năng suất lao động, khả năng chi trả của doanh nghiệp để không tạo ra gánh nặng.
“Chúng ta nên cố gắng đảm bảo tốc độ tăng lương tối thiểu thấp hơn so với tăng năng suất lao động. Ví dụ năm tới dự kiến GDP là từ 6,5 - 7%, tốc độ tăng năng suất lao động chỉ từ 1 - 1,2% thì tốc độ tăng lương tối thiểu chỉ nên đạt ở mức 5 - 6%, như hiện nay vẫn là khá cao” - bà Hương phân tích.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, hiện lương tối thiểu mới đáp ứng trên 90% nhu cầu sống tối thiểu nhưng “có còn hơn không”, vì giải quyết vấn đề này còn phải dựa trên nội tại của nền kinh tế.
Đồng quan điểm, ông Phạm Minh Huân cho rằng, với tình hình kinh tế - xã hội như hiện nay, mức điều chỉnh xung quanh 5 - 6% là phù hợp. Việc tăng lương sẽ là một trong những nhân tố làm tăng thu nhập của người lao động, tạo ra việc làm có chất lượng tốt hơn, dù chắc chắn phía doanh nghiệp sẽ phải tăng chi phí.
Ông Huân cũng lưu ý, tăng lương tối thiểu là để bảo vệ lao động yếu thế nhưng vẫn cần chú ý đến khả năng chi trả của doanh nghiệp, nhằm tạo được sự hài hòa.
“Tôi lấy ví dụ ngành chế biến thủy sản có muốn trả cao hơn nữa cũng chẳng được mà chỉ đạt mức 5 - 6 triệu đồng/tháng, tương tự ngành dệt may muốn đạt 7 - 8 triệu đồng chắc chắn người lao động phải làm gấp 10 lần” - ông Huân nói.
Ở góc độ tổ chức bảo vệ quyền lợi người của người lao động, ông Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân và công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) bảo lưu quan điểm đã có lộ trình tăng lương tối thiểu thì đến năm 2020 phải kết thúc được việc điều chỉnh lương tối thiểu đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu.
Với thực tế lương tối thiểu mới đáp ứng trên 90% nhu cầu sống tối thiểu, như vậy là còn thiếu hụt gần 10% nữa, ông Thọ cho rằng 10% này sẽ chia cho hai năm 2019 và 2020. Từ sự thiếu hụt này cũng như dựa trên các yếu tố trượt giá của nền kinh tế và tăng năng suất lao động, cơ quan này dự kiến đề xuất mức tăng khoảng từ 7 - 8%.
Theo ông Thọ, mức tăng này sẽ đáp ứng được 5% phần thiếu hụt còn lại của 10% nhu cầu sống tối thiểu, còn 5% nữa sẽ dành cho năm 2020. “Về nguyên tắc là phải tăng lương, nếu không thì người lao động sẽ không có động lực để làm việc” - ông Thọ nói.
Dự kiến vào đầu tuần tới (ngày 9/7), Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ họp phiên đầu tiên để bàn phương án tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2019./.
Mai Đan
顶: 14踩: 1
【espanyol đấu với real sociedad】Lương tối thiểu năm 2019 sẽ tăng ở mức bao nhiêu?
人参与 | 时间:2025-01-24 23:48:33
相关文章
- Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- Bà mẹ 4 con kiếm ngàn đô mỗi tuần nhờ bới rác
- Giá dầu trên thị trường châu Á tiếp tục đi xuống
- Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021
- Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- Chi hơn 303 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa trong 10 tháng
- Cháy hàng Priv
- Amazon gặp khó tại Đức vì đình công ngay trước thềm Giáng sinh
- Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- Người trẻ đuối sức khi làm việc ở nhà quá lâu, thu nhập giảm
评论专区