游客发表

【giải j league 1 nhật bản】Để “thoát kiếp” gia công, cần nâng cao năng lực thiết kế

发帖时间:2025-01-12 12:09:20

Hỗ trợ doanh nghiệp tăng năng lực thiết kế Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực thiết kế,Đểthoátkiếpgiacôngcầnnângcaonănglựcthiếtkếgiải j league 1 nhật bản phát triển sản phẩm Hà Nội: Hỗ trợ nghệ nhân nâng cao năng lực thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Cải thiện năng lực thiết kế cho doanh nghiệp Việt

Nhiều ngành vẫn chủ yếu chỉ gia công, giá trị gia tăng thấp

Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Quang Hùng - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương cho biết: Có một thực tế mà lâu nay chúng ta phải đối mặt đó là trong chuỗi giá trị toàn cầu của một số ngành như dệt may, da giày, ô tô, cơ khí chế tạo... các công đoạn mà Việt Nam đang làm chủ yếu nằm ở khâu hạ nguồn (gia công, lắp ráp), còn thượng nguồn (thiết kế) vẫn chưa nhiều. Chủ yếu trong nước vẫn dừng lại ở mảng gia công, giá trị gia tăng thấp.

Để “thoát kiếp” gia công, cần nâng cao năng lực thiết kế
Ông Vũ Quang Hùng - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương phát biểu

Chính vì thế, công tác thiết kế sản phẩm đóng một vai trò rất quan trọng trong chuỗi giá trị. Đây cũng là một mảng chúng ta đang thiếu và yếu, cần được nâng cao.

Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tham gia ở khâu gia công sản phẩm có giá trị gia tăng rất thấp, các doanh nghiệp Việt được đánh giá là rất yếu ở khâu thiết kế - phát triển sản phẩm và phân phối. Để đạt được giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cần một định hướng mới trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, không chỉ bằng cách hạ giá thành sản phẩm, gia công đơn hàng từ các thiết kế và nhãn hiệu cho các công ty đa quốc gia, mà các doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới sáng tạo, đầu tư thương hiệu và thiết kế sản phẩm.

Do đó, Hội thảo cũng là cơ hội để các bên nhìn nhận lại và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác thiết kế sản phẩm xuất khẩu trọng điểm, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh chp các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, góp phần đưa sản phẩm “Made in Vietnam” và “Make in Viẹtnam” ra thị trường thế giới.

Ông Nguyễn Hùng Sơn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Da giày nhận định: Hiện Việt Nam là nhà sản xuất giày dép lớn thứ ba ở châu Á (sau Trung Quốc và Ấn Độ), và thứ tư trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu giày dép của Việt Nam cũng chỉ đứng sau Trung Quốc.

Các doanh nghiệp da giày ở Việt Nam chủ yếu gia công, sản xuất giày cho các doanh nghiệp nước ngoài, (có tới 60 - 70% doanh nghiệp trong tổng số doanh nghiệp da giày sản xuất theo hình thức gia công). Vì gia công nên lợi nhuận của các nhà sản xuất giày dép rất thấp và họ phụ thuộc nhiều vào đối tác.

Để “thoát kiếp” gia công, cần nâng cao năng lực thiết kế
Các đại biểu đều nhận định, thiết kế đóng một vai trò quan trọng trong công tác nâng cao giá trị hàng Việt Nam trong chuỗi toàn cầu

Thiết kế và phát triển mẫu mới là một khâu quan trọng trong chuỗi giá trị hoàn chỉnh của ngành da - giày nói chung và của sản phẩm giày dép nói riêng trong việc tạo ra giá trị lợi nhuận, tạo thế chủ động trong sản xuất kinh doanh - xuất nhập khẩu và phát triển bền vững.

Hiện, tại các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp lớn, công tác nghiên cứu thiết kế được thực hiện bài bản công tác nghiên cứu mẫu mốt được thực hiện nghiêm túc và bài bản từ khâu nghiên cứu thị trường, nghiên cứu xu hướng thời trang, thị hiếu người tiêu dùng… và các chuyên gia về kỹ thuật còn tính đến phương án hiện thực hóa mẫu thiết kế.

Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đã dần tập trung đầu tư đào tạo đội ngũ các bộ phận thiết kế, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tự động hóa thiết kế ứng dụng CAD, CAM trong tạo mẫu và quản lý sản xuất, đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng, đẩy nhanh tốc độ ra mẫu mã mới. Tuy nhiên, vẫn còn những doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đầu tư công nghệ và đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thiết kế mẫu mốt một cách tổng thể và bài bản.

Về nguyên nhân, ông Sơn cho rằng có rất nhiều nguyên nhân như phương thức sản xuất của doanh nghiệp chủ yếu là gia công, mẫu mã do đối tác chịu trách nhiệm nên phụ thuộc về mẫu; vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu thiết kế rất lớn, cần phải đầu tư lâu dài, công nghệ, thiết bị, công cụ và nguồn nguyên phụ liệu ... Tuy nhiên, việc thiết kế giày ở các doanh nghiệp này chưa thật sự bài bản như ở các doanh nghiệp lớn trong nước

Bên cạnh đó vẫn còn những doanh nghiệp nhỏ không trang bị hệ thống phần mềm thiết kế do phải đầu tư trang thiết bị nhiều. Công tác thiết kế ở doanh nghiệp này hầu như thực hiện theo phương pháp thủ công, chủ yếu là làm theo kinh nghiệm. Hiện các doanh nghiệp này mới tập trung vào thiết kế kỹ thuật chưa chú trọng đến nghiên cứu thiết kế kiểu dáng trên cơ sở khảo sát về thị trường, nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng.

Nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm xuất khẩu trọng điểm bằng cách nào?

Ông Nguyễn Hùng Sơn cho rằng, hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực xây dựng thương hiệu của chính mình bằng việc tạo ra những bộ sưu tập, thiết kế chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào thiết kế của khách hàng như trước. Với riêng ngành da giày, đây được coi là bước tiến chiến lược đối với ngành. Để nâng cao năng lực thiết kế, ông Sơn nhận định cần phải chú trọng một số khâu như sau:

Để “thoát kiếp” gia công, cần nâng cao năng lực thiết kế
Ông Nguyễn Hùng Sơn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Da giày cho rằng cần nâng cao công tác đào tạo nhân lực trong nghiên cứu thiết kế sản phẩm

Trước hết là công tác đào tạo nhân lực trong nghiên cứu thiết kế sản phẩm: Hiện nay đã có một số trường đại học cao đẳng đào tạo nhân lực trong lĩnh vực da giày như Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Sao Đỏ, Trường Cao đẳng Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, Trường cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi… Các sinh viên ra trường phần lớn về làm việc tại các doanh nghiệp da giày, tuy nhiên đội ngũ này khi ra trường chỉ đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp ở mức độ thấp. Phần lớn khi vào doanh nghiệp họ còn phải được doanh nghiệp tiếp tục kèm cặp học tập thêm một thời gian mới dần quen với công việc diễn ra ở doanh nghiệp. Thực tế là họ chưa đủ sức để giải quyết những khó khăn vướng mắc về kỹ thuật, về công nghệ và các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp khi ra trường.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm thì ngay trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành da giày rất cần sự liên kết, phối hợp giữa các Trường đào tạo, các Viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thiết kế phát triển sản phẩm da giày.

Bên cạnh đó, cần phối hợp giữa các Trường đại học, Viện nghiên cứu và Doanh nghiệp để đào tạo nhân lực trong các khóa học lý thuyết và thực hành, tăng cơ hội thực tập và nghiên cứu cho sinh viên và giảng viên.

Đại diện bộ phận thiết kế của ổng công ty May 10 cũng chia sẻ kinh nghiệm: Những năm trước đây khi nhắc tới các sản phẩm thời trang May 10, không ít người tiêu dùng thường nghĩ về một thương hiệu thời trang công sở, phong cách đơn giản, màu sắc chưa đa dạng, chủ yếu dành cho đối tượng trung niên…

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, phòng thiết kế của May 10 đã có những ý tưởng, cách làm mới tạo ra sản phẩm mang tính đột phá.

Cụ thể, về công tác thiết kế: May 10 đã chủ động sáng tác theo xu hướng chung của thế giới, chắt lọc mẫu mã, màu sắc phù hợp với thị trường Việt Nam; Chủ động xây dựng bộ sưu tập hàng tháng, trình hội đồng duyệt mẫu của Tổng Công ty. Mỗi tháng đội ngũ thiết kế của phòng cho ra sẽ thiết kế ra 25 – 35 mẫu mới, phát triển để hội đồng duyệt mẫu và đưa vào sản xuất.

Bên cạnh mẫu thiết kế thì form dáng của sản phẩm cũng là yếu tố then chốt được tập trung nghiên cứu để làm ra sản phẩm đẹp nhất. Bộ phận mẫu dập của phòng đã chủ động tìm tòi để tìm cách tạo ra các mẫu một cách hiệu quả như: thiết kế trên phần mềm Clo 3D, may mẫu ảo để giảm bớt công đoạn và chi phí, cho đến thiết kế trực tiếp trên manocanh để tạo ra sản phẩm có form phù hợp nhất cho người Việt Nam. Các mặt hàng dành cho nữ giới, bên cạnh sơ mi, áo veston nữ, quần và váy nữ có form dáng tương đối tốt và được khách hàng đánh giá cao. Đối với các dòng sản phẩm cho nam, bộ phận mẫu dập đã có bước tiến mới, cải tiến, phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng. Năm 2022, ra đời dòng sản phẩm áo jaket key cho nam được thị trường đón nhận tích cực, số lượng sản phẩm bán ra đạt mức cao...

Như vậy, việc đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, đẩy mạnh khâu nghiên cứu phát triển (R&D) tại các doanh nghiệp rất quan trọng trong công tác nâng cao năng lực thiết kế của các doanh nghiệp.

Ông Vũ Quang Hùng - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương nhấn mạnh, trong thời gian tới, Viện cũng sẽ tiếp tục tổ chức các hội thảo, tọa đàm để giúp kết nối các doanh nghiệp, đơn vị chia sẻ thêm kinh nghiệm, nhằm nâng cao năng lực thiết kế, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam.

    热门排行

    友情链接