Trước thềm Chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam 2015 (International Techmart Vietnam 2015) diễn ra phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Khánh Vân – Phó Cục trưởng Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quốc gia về phát triển thị trường KH&CN Việt Nam. Theịtrườngkhoahọcvàcôngnghệnontrẻnhưngđầytriểnvọtrận đấu k.a.a. gento bà Vân, trong bối cảnh toàn cầu hóa chúng ta cần đẩy mạnh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học. Bởi chỉ có ứng dụng khoa học vào sản xuất thì chúng ta mới có thể đi tắt đón đầu, tiết kiệm thời gian. Chuyển giao công nghệ là con đường ngắn nhất để chúng ta tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Bà Lê Thị Khánh Vân – Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc giaHiện nay, trên thực tế việc đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất còn gặp những khó khăn gì, thưa bà? Bà Lê Thị Khánh Vân: Thực sự gắn kết các tổ chức KH&CN với doanh nghiệp rất khó khăn vì giữa nhà khoa học và doanh nhân luôn có khoảng cách, bởi hai tinh thần, hai mục tiêu khác nhau. Các nhà khoa học muốn khoa học vì khoa học, còn doanh nghiệp muốn làm thế nào để có lợi nhuận. Techmart chính là nơi gắn kết các tổ chức KH&CN với doanh nghiệp để khoa học không chỉ vì khoa học mà khoa học phải vì nhân sinh. Qua Techmart các doanh nghiệp nhận thức được rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay muốn đạt được mục tiêu lợi nhuận cao cần phải ứng dụng KH&CN. Chỉ có áp dụng kết quả nghiên cứu KH&CN mới đi tắt đón đầu, tiết kiệm được thời gian. Thực tiễn cho thấy chuyển giao công nghệ bao giờ cũng là con đường ngắn nhất để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bộ KH&CN đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích như: tổ chức các hoạt động xúc tiến gắn kết các nhà khoa học với sản xuất - kinh doanh, xúc tiến phát triển thị trường công nghệ. Hậu Techmart là giai đoạn rất quan trọng. Những công nghệ có tính ứng dụng cao, ký kết được nhiều hợp đồng, nhận Cúp vàng Techmart, Bộ KH&CN có cơ chế hỗ trợ để phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp và nông dân ở các tỉnh, thành phố. Ngoài ra, bên bán và bên mua công nghệ nội sinh (nếu đáp ứng được những tiêu chí đặt ra) sẽ được hỗ trợ từ Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ và Dự án đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp... Tuy nhiên, những thông tin này chưa được nhiều doanh nghiệp và các nhà khoa học biết tới, nên đôi khi chính sách đưa ra tốt nhưng vẫn chưa áp dụng được nhiều. Vì vậy, mỗi lần tổ chức Techmart chúng tôi sẽ phổ biến những thông tin hỗ trợ khuyến khích của Bộ KH&CN để cho xã hội thấy được sự quan tâm của nhà nước và luôn đổi mới phương thức gắn kết KH&CN với sản xuất- kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh. Đặc biệt làm thế nào để cải thiện chất lượng sản phẩm hàng hóa của Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nếu các doanh nghiệp không chủ động liên kết với các nhà khoa học để áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, thiết bị mà tự mình mày mò giải quyết khó khăn trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm thì rất khó vươn ra thị trường thế giới mà vẫn chỉ có thể tiêu thụ ở “ sân nhà” mà thôi. Có nhiều ý kiến cho rằng yếu tố định chế trung gian hiện đang còn yếu kém trong thị trường KH&CN khiến các nhà khoa học không thể tiếp cận với doanh nghiệp, các kết quả nghiên cứu không được áp dụng trong sản xuất và kinh doanh? Theo bà thì sao? Bà Lê Thị Khánh Vân:Xuất phát từ đặc tính công nghệ là hàng hóa chất xám. Các dịch vụ trung gian đóng vai trò rất quan trọng trong việc thương mại loại hàng hóa này. Đặc biệt là những dịch vụ cơ bản như thông tin công nghệ, tư vấn chuyển giao công nghệ, đánh giá định giá công nghệ. Các dịch vụ trung gian trên thị trường KH&CN phát triển chuyên nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN bền vững tạo động lực cho sự phát triển kinh tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam tổ chức thường niên góp phần phát triển thị trường công nghệ Việt NamCác chuyên gia khẳng định cốt lõi của dịch vụ trung gian là con người, và cần phải có ngay một đội ngũ nhân lực có khả năng, thông thạo lĩnh vực này nếu muốn thị trường KH&CN phát triển. Đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có hiểu biết chuyên môn tương đối cao về lĩnh vực KH&CN, do vậy việc phát triển các hoạt động kiểu này không thể thiếu khâu đào tạo chuyên nghiệp. Ở các tổ chức tư vấn của chúng ta có các chuyên gia về KH&CN, tuy nhiên số lượng rất ít và không tập trung. Với yêu cầu trước mắt, giải pháp tốt nhất cho Việt Nam hiện nay là chuyển hướng hoạt động của một số nhân lực thuộc các tổ chức nghiên cứu, các chuyên gia tại các trường đại học sang tham gia hoạt động dịch vụ trung gian hỗ trợ phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Cách này sẽ tạo ra một đội ngũ chuyên nghiệp, có năng lực cung cấp các dịch vụ trung gian cho thị trường khoa học và công nghệ. Về vấn đề thông tin công nghệ, sự lưu thông của hàng hoá công nghệ trên thị trường phụ thuộc đặc biệt vào việc phổ biến rộng rãi thông tin. Sự ngăn cách về thông tin trên thị trường KH&CN sẽ khiến cho các đối tượng tham gia thị trường không được cung cấp đầy đủ thông tin về cung và cầu công nghệ. Thời đại của công nghệ thông tin ngày nay đã đem đến một công cụ lý tưởng cho việc phổ biến thông tin về các hàng hoá công nghệ. Do vậy, việc thành lập các sàn giao dịch công nghệ thường xuyên, đồng thời phổ biến thông tin các kết quả nghiên cứu KH&CN và thông tin về nhu cầu công nghệ trên mạng Internet là hoạt động rất cần thiết để phát triển các tổ chức trung gian, góp phần phát triển thị trường KH&CN. Phạm vi hoạt động của các nhà tư vấn, môi giới công nghệ chắc chắn sẽ ngày càng được mở rộng. Vai trò của họ trong quá trình mua hay bán công nghệ được phát triển rộng hơn. Họ không còn chỉ là người tìm kiếm những công trình hay những khách hàng thích hợp, kết nối cung và cầu công nghệ, mà trở thành đối tác của các ngân hàng, các quỹ đầu tư, tạo điều kiện tìm kiếm những khoản tín dụng, nhận giữ tiền đặt cọc, tiền trả trước… Vì vậy tại nhiều nước trên thế giới, để có thể hành nghề tư vấn, môi giới. Nhà tư vấn, môi giới công nghệ buộc phải lập tài khoản với mức tài chính thích hợp để bảo hành cho công việc của mình. Chứng chỉ cho nhà tư vấn, môi giới sẽ là bước đi đầu tiên trên con đường chuyên nghiệp hóa nghề nghiệp. Đến với những nhà tư vấn, môi giới có chứng chỉ, khách hàng sẽ được tiếp nhận những dịch vụ phù hợp với chất lượng đảm bảo. Chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam 2015 (International Techmart Vietnam 2015) được tổ chức vào đầu tháng 10/2015 và có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Vậy đến với Techmart lần này doanh nghiệp sẽ mang đến những công nghệ mới gì để trình diễn? Điểm khác biệt của Techmart 2015 so với những năm trước, thưa bà? Bà Lê Thị Khánh Vân: Techmart lần này được tổ chức vào năm cuối của giai đoạn 5 năm (2010-2015), nhiều kết quả nghiên cứu đã được nghiệm thu và đưa vào ứng dụng thực tiễn. Do vậy, Techmart lần này sẽ là nơi trưng bày giới thiệu của các kết quả nghiên cứu của các chương trình trọng điểm cấp nhà nước, chương trình quốc gia, các kết quả nghiên cứu của các tổ chức KH&CN …. Đặc biệt lần này, Ban Tổ chức sẽ dành không gian cho các doanh nghiệp Việt Nam đạt tăng trưởng lớn và có thương hiệu trên thị trường nhờ KH&CN để giới thiệu sản phẩm của họ có hàm lượng công nghệ cao, đồng thời trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp khác về bài học thành công của mình. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn thiết lập không gian cho các doanh nghiệp nêu những khó khăn trong sản xuất và nhu cầu đổi mới, đầu tư công nghệ. Ban Tổ chức sẽ lựa chọn và sắp xếp các nhà khoa học trong lĩnh vực phù hợp để gặp gỡ trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp. Techmart Quốc tế Việt Nam lần này sẽ lấy đối tượng doanh nghiệp làm trọng tâm để hướng tới, làm thế nào để các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học có thể hỗ trợ, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, cùng với doanh nghiệp giải quyết các bài toán khó khăn của doanh nghiệp để cùng nhau phát triển bền vững. Xin cảm ơn Bà! Minh Hà (thực hiện) |