当前位置:首页 > La liga

【kqbd uzbekistan】Kết hợp chính sách thuế và biện pháp hành chính để giảm tiêu dùng rượu, bia

Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá,ếthợpchínhsáchthuếvàbiệnpháphànhchínhđểgiảmtiêudùngrượkqbd uzbekistan rượu và bia Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kết hợp chính sách thuế và biện pháp hành chính để giảm tiêu dùng rượu, bia
Quang cảnh Hội thảo.

Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV đang diễn ra, Dự thảo Luật Thuế TTĐB sửa đổi đã được trình Quốc hội lần đầu tiên vào ngày 22/11.

Theo tờ trình, Chính phủ đề xuất 2 phương án tăng thuế đối với mặt hàng bia.

Với phương án 1, Chính phủ đề xuất tăng thuế suất 5% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030 từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85% và đạt 90% vào năm 2030.

Với phương án 2, tăng thuế suất 15% trong năm đầu tiên của giai đoạn 2026-2030 từ mức hiện hành 65% lên 80%, các năm sau đó mỗi năm tăng 5% lên mức 85%, 90%, 95% và đạt 100% trong năm 2030.

Chính phủ cho biết nghiêng về phương án 2 do tác dụng giảm khả năng chi trả mạnh hơn, tác động tốt hơn trong việc giảm tỷ lệ sử dụng và giảm các tác hại liên quan.

Tại hội thảo, nhóm nghiên cứu đã thông tin về Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế TTĐB đối với mặt hàng bia do Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương – Bộ Công Thương, Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam phối hợp với nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổng cục Thống kê thực hiện.

Đánh giá về các tác động tăng thuế, nhóm nghiên cứu đã phân tích phương án 1 và phương án 2 của Bộ Tài chính, đồng thời đề xuất thêm phương án 3, theo đó đề xuất giãn lộ trình tăng thuế lên 2 năm/lần.

Kết hợp chính sách thuế và biện pháp hành chính để giảm tiêu dùng rượu, bia
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, đại diện Tổng công ty cổ phần Bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn đồng tình thực hiện theo phương án 1, đồng thời đề xuất có lộ trình triển khai phù hợp để hỗ trợ DN vượt qua giai đoạn khó khăn, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) có ý kiến đồng tình với quan điểm tăng thuế TTĐB với rượu bia thuốc lá nhằm điều chỉnh hành vi người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe nhân dân, tăng thu ngân sách nhà nước.

Theo bà Nguyễn Thị Cúc, một trong những cơ sở để Bộ Tài chính xây dựng dự thảo Luật thuế TTĐB sửa đổi là Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó yêu cầu tăng thuế đối với bia rượu để giảm tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, môi trường, cũng như hài hòa thu ngân sách nhà nước.

Chủ tịch VTCA cũng nhấn mạnh, việc đưa ra một chính sách phải đảm bảo đa mục tiêu là rất khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Cúc cho rằng phương án tăng 5% thuế TTĐB mỗi năm đối với rượu bia là hợp lý, tuy nhiên nên xem xét lộ trình tăng thuế phù hợp giúp DN có sự chuẩn bị xây dựng phương án, chuyển đổi sản xuất kinh doanh, không bị xáo trộn quá lớn.

Chuyên gia cũng lưu ý, tăng thuế chỉ là một trong nhiều biện pháp quan trọng để giảm tiêu dùng bia. Do đó, cùng với việc tăng thuế cũng cần tăng cường các biện pháp hành chính khác đảm bảo hài hòa các mục tiêu như thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Ngày 8/6/2024, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 129/2024/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Luật thuế TTĐB (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).

分享到: