【xem lich bong da hom nay】Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến phí, lệ phí
Liên Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định rà soát,ửađổibổsungquyđịnhliênquanđếnphílệphíxem lich bong da hom nay thống kê chi phí kinh doanh xăng dầu | |
Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa một số quy định liên quan đến phí, lệ phí |
Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120/2016/NĐ-CP để phù hợp với tình hình thực tế. Ảnh: ST |
Nhiều vướng mắc, cần sửa đổi
Theo Bộ Tài chính, Luật Phí và lệ phí được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2017. Triển khai thi hành luật, Bộ Tài chính đã phối hợp các bộ, ngành xây dựng trình cấp có thẩm quyền (và ban hành theo thẩm quyền) 143 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó, có Nghị định số 120 và 135 thông tư thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính.
Nghị định số 120 được ban hành kịp thời với những quy định về: kê khai, thu, nộp phí, lệ phí; về nguyên tắc xác định tỷ lệ để lại tiền phí thu được; nội dung chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí; trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong xây dựng và đề xuất mức thu phí, lệ phí… làm cơ sở cho Bộ Tài chính, HĐND cấp tỉnh ban hành các văn bản quy định thu phí, lệ phí theo thẩm quyền.
Theo Bộ Tài chính, việc sửa nghị định này nhằm quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng; tăng cường quản lý nhà nước và kỷ luật, kỷ cương tài chính; tập trung thống nhất quản lý nguồn ngân sách nhà nước. Đồng thời, chính sách phí, lệ phí đảm bảo đồng bộ với quy định pháp luật về NSNN, pháp luật quản lý thuế và pháp luật liên quan; phù hợp với tình hình thực tiễn, kế thừa nội dung quy định còn phù hợp của Nghị định số 120. |
Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình thực hiện Nghị định số 120 có một số vướng mắc, bất cập cần sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, Luật Phí và lệ phí quy định: “Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN), trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ, phần còn lại nộp NSNN”. Căn cứ quy định này, Nghị định số 120 quy định nguyên tắc quản lý, sử dụng phí, việc xác định số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại cho tổ chức thu phí, các nội dung chi từ nguồn phí được để lại (chi thực hiện chế độ tự chủ, chi không thực hiện chế độ tự chủ, chi nhiệm vụ không thường xuyên) và cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động (cơ quan thực hiện cơ chế tài chính tự chủ theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan công an, quốc phòng).
Điều này dẫn tới trong quá trình thực hiện đã có phát sinh vướng mắc về cách hiểu quy định về cơ quan được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí. Có cách hiểu là cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ (theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ) là cơ quan được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí (được để lại tiền phí thu được). Tuy nhiên, cũng có cách hiểu là các cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ (theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP) phải được khoán thu – chi trong dự toán được giao hàng năm...
Cùng với các vướng mắc trong thực hiện Nghị định số 120, Quốc hội, Chính phủ cũng ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan, do đó, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120 để phù hợp với tình hình thực tế.
Quy định rõ cơ quan nhà nước thu phí thuộc diện khoán chi hoạt động
Về nội dung sửa đổi, dự thảo nghị định cơ bản kế thừa nội dung tại Nghị định số 120. Cụ thể, hiện khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120 quy định: phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào NSNN, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp NSNN. Cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động bao gồm: cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
Theo Bộ Tài chính, hiện nay, các cơ quan nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP và một số cơ quan được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng cơ chế tài chính gắn với đặc thù. Quá trình thực hiện, có một số kiến nghị của địa phương đề nghị quy định rõ cơ quan nhà nước thu phí thuộc diện khoán chi hoạt động (được để lại tiền phí thu được). Để quy định này được rõ ràng hơn, Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120 như sau: phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào NSNN, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp NSNN.
Cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí bao gồm: cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính theo quy định Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP hoặc cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; cơ quan công an, quốc phòng được giao cung cấp dịch vụ, phục vụ công việc quản lý nhà nước được thu phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí...
Tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 120 quy định: hàng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định. Để đảm bảo tiền phí nộp kịp thời vào NSNN, hạn chế chuyển nguồn số dư phí qua nhiều năm, Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi khoản 5 Điều 5 Nghị định số 120 như sau: “5. Hằng năm, tổ chức thu phí (cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập) phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định; trường hợp hết 2 năm kể từ năm được chuyển nguồn, số tiền phí đã được chuyển nguồn không còn nhiệm vụ chi phải báo cáo Bộ Tài chính để nộp NSNN hoặc sửa đổi tỷ lệ để lại cho phù hợp”.
相关推荐
- Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- Equitable growth’s the goal: Minister
- Ireland, HCM City to strengthen co
- VN steadfast on economic reforms, IMF delegation told
- Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
- German MP backs EU
- German MP backs EU
- Iranian Parliament Speaker to visit Việt Nam this week