【kq bd hang 2 duc】Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
Hiện nay, công tác chống chuyển giá, chuyển lợi nhuận là bài toán "đau đầu" với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Xin ông cho biết tình hình thực tế tại nước ta? - Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Thuế, tính đến cuối năm 2019, tổng số doanh nghiệp có quan hệ liên kết là trên 16.500 đơn vị. Trong đó, số doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết là gần 8.000 và 83% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, ngành Thuế đã liên tục thực hiện thanh tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Số thuế truy thu trong 3 năm (2017-2019) đạt gần 2.000 tỷ đồng. Đặc biệt, qua thanh tra, số giảm lỗ rất lớn như năm 2019 đạt 9.000 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2020, ngành Thuế đã thanh tra, kiểm tra 263 doanh nghiệp có giao dịch liên kết, qua đó truy thu, truy hoàn, phạt 525 tỷ đồng, trong đó có 177 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với số thuế truy thu hơn 440 tỷ đồng. Có một thực tế không chỉ doanh nghiệp nước ngoài có phát sinh giao dịch liên kết mà ngay chính các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang thực hiện hoạt động này khá nhiều. Ông có thể nói rõ về những trường hợp này? - Thực tế, các doanh nghiệp trong nước đã vươn ra đầu tư nước ngoài hay bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng có sự chuyển giá lẫn nhau, vì đặc thù nước ta có nhiều chính sách ưu đãi thuế theo địa bàn, lĩnh vực. Khi có sự chênh lệch thuế giữa các lĩnh vực có quan hệ liên kết sẽ phát sinh chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp, pháp nhân hay địa bàn có thuế suất cao sang thuế suất thấp. Kể cả trong trường hợp không có chênh lệch thuế suất thì doanh nghiệp vẫn có hoạt động chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp có lãi sang doanh nghiệp lỗ. Hơn nữa, thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay có nhiều loại ưu đãi, mức độ ưu đãi, thời gian ưu đãi căn cứ vào địa bàn đầu tư, lĩnh vực đầu tư… Giữa doanh nghiệp được ưu đãi và doanh nghiệp không được ưu đãi phải chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau nên để giảm thiểu nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nội địa cũng thực hiện chuyển giá từ doanh nghiệp có thuế suất cao sang doanh nghiệp có thuế suất thấp hoặc không phải chịu thuế. Thậm chí, doanh nghiệp trong cùng một tập đoàn, tổng công ty cũng có hiện tượng chuyển giá vì rất nhiều doanh nghiệp hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực và trên nhiều địa bàn nên trong trường hợp ngành nghề, địa bàn nào đó có ưu đãi thuế thì hiện tượng chuyển giá sẽ diễn ra. Theo ông, những quy định về chống chuyển giá tại Việt Nam đã đầy đủ cơ sở pháp lý, đảm bảo công bằng, minh bạch chưa? - Để lành mạnh hóa hoạt động đầu tư, Chính phủ ban hành các quy định về khống chế chi phí lãi vay với mục đích không để doanh nghiệp sử dụng lãi tiền vay quá mức để tránh thuế. Trước đó, năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP với quy định khống chế chi phí lãi vay chỉ 20%. Dù quy định này đã mang lại kết quả chống chuyển giá khá tốt cho các doanh nghiệp FDI nhưng nhiều doanh nghiệp có giao dịch liên kết trong nước đã gặp không ít khó khăn. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Mới đây, Nghị định số 132/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành đã kế thừa quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định 132 đã quy định mức trần khống chế chi phí lãi vay nâng từ 20 lên 30% và cho phép doanh nghiệp được hồi tố nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay từ 20 lên 30%, đồng thời bù trừ với lãi tiền gửi, tiền vay từ năm 2017, 2018. Theo tính toán của cơ quan Thuế, việc hồi tố trần chi phí lãi vay trong năm 2017, 2018 khiến số thuế dự kiến phải hoàn hoặc khấu trừ cho doanh nghiệp lên đến 4.785 tỷ đồng. Cụ thể những điểm mới tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP là gì, thưa ông? - Có thể nói, Nghị định 132/2020/NĐ-CP được xây dựng trên nguyên tắc thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc quản lý thuế, trong đó có nội dung quản lý thuế đối với giao dịch liên kết. Cụ thể, tại Nghị quyết số 50-NQ/TƯ của Bộ Chính trị có nêu: “Nghiên cứu, xây dựng các quy định khắc phục tình trạng “vốn mỏng”, chuyển giá”; “hoàn thiện, bổ sung các quy định chặt chẽ trong pháp luật về thuế... để kiểm soát, quản lý, ngăn chặn chuyển giá”. Tại Nghị định này, tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được nâng từ 20% lên 30% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ, cộng với lãi vay phát sinh trong kỳ, cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ, áp dụng ngay trong kỳ tính thuế năm 2019. Bên cạnh đó, Nghị định 132 còn mở rộng đối tượng loại trừ áp dụng quy định giới hạn chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, ngoài các đối tượng là tổ chức tín dụng và tổ chức kinh doanh bảo hiểm, Nghị định còn mở rộng thêm đối tượng loại trừ bao gồm: các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác). Thưa ông, nhiều ý kiến lo ngại rằng những quy định về chống chuyển giá sẽ gây bất công bằng giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Ông nhận định về vấn đề này như thế nào? - Hiện Việt Nam đã ký trên 80 Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với các nước, trong đó, tại Điều 24 của Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần quy định không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ngoài nước. Bên cạnh đó, theo cam kết WTO có nguyên tắc cấm phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong nước về thuế. Nguyên tắc đối xử công bằng được dẫn chiếu tại Điều 17 Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATT), Điều 3 của Hiệp định GATT về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, chính sách pháp luật được xây dựng nói chung và quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết nói riêng đều phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ngoài nước. Với thực tế doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá thì Nghị định 132 áp dụng chung cho cả doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước là phù hợp. Xin cảm ơn ông!Doanh nghiệp phải lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia từ năm 2021 Quyết liệt thanh tra,ệptrongnướccũngcóhoạtđộngchuyểngiákq bd hang 2 duc kiểm tra, xử lý vi phạm thuế, chuyển giá Chống chuyển giá: Hài hòa mục tiêu chống thất thu với thu hút đầu tư Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
相关推荐
-
Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
-
Dự án Xây dựng Trường đại học Văn hóa
-
Tương lai tươi sáng cho du lịch Việt hậu Covid
-
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam: Việt Nam đã thực hiện công tác chống dịch kiểu mẫu
-
Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
-
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên trở lại đối thoại
- 最近发表
-
- Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- Đà Nẵng dừng tiếp nhận trực tiếp hồ sơ hành chính từ ngày 2 đến 15/4
- 144 người liên quan đến ca bệnh ở Hà Giang âm tính với COVID
- Sân bay Nội Bài tạm dừng triệt để hoạt động taxi, giải tỏa hành khách
- Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- Đề xuất thêm nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch
- Đêm 20/4, Trung Bộ, Nam Bộ tiếp tục có mưa dông kèm lốc xoáy
- Giảm 8 lần liên tiếp, giá xăng RON95
- Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
- Hà Nội trợ giúp 5.000
- 随机阅读
-
- BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
- Pháp, Đức nhấn mạnh vai trò tiên phong trong xây dựng lại châu Âu
- Nga duyệt binh hoành tráng kỷ niệm 78 năm Ngày chiến thắng
- Việt Nam đóng góp nhiều ý kiến quan trọng tại phiên họp Ủy ban AIPA
- Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- Công bố quy hoạch siêu đô thị 600.000 dân ở Hòa Lạc
- Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề xuất hỗ trợ 62.000 tỷ cho người dân khó khăn do dịch Covid
- Hội Chữ thập Đỏ kêu gọi quyên góp 100 triệu USD hỗ trợ khẩn cấp Maroc
- Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- Ðề nghị được phép xây dựng tạm
- Lật tàu đánh cá Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, 39 người mất tích
- Hải Phòng yêu cầu tận dụng từng giờ, từng ngày triển khai phòng dịch Covid
- VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- ''Giá xăng dầu giảm sâu sẽ chỉ tác động khi nền kinh tế ổn định''
- Bình Thuận sắp có siêu dự án 868ha
- Cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến
- Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- PAPI 2019: Hà Nội vẫn trong nhóm điểm thấp nhất
- Loạt ông lớn địa ốc thay đổi chiến lược, chạy dạt về tỉnh
- Dòng chảy kinh doanh cần được khai thông
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Lập đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm trong mùa hè
- Trao 60 suất quà cho bệnh nhân chạy thận
- Tăng cường trách nhiệm phát hành báo Đảng địa phương về cơ sở
- Ý kiến xung quanh đề xuất cấm quảng cáo rượu, bia trên 15 độ
- Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 7
- Tiên trách kỷ, hậu trách nhân!
- Công khai, minh bạch hoạt động quản lý nhà nước
- Đến năm 2020, có 35
- Thủ tướng Pháp đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm
- Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chúc Tết trên đảo Hòn Chuối