【kết quả thụy sĩ hôm nay】Thị trường bất động sản về đâu trước làn sóng Covid mới?
Kịch bản khó lạc quan
Các chỉ số của thị trường bất động sản đang được dự báo sẽ dịch chuyển theo một chiều hướng thiếu tích cực so với kịch bản ban đầu đầy lạc quan, mà giới phân tích đưa ra vào hồi đầu năm 2021. Nguyên nhân đến từ làn sóng Covid-19 mới bùng phát được nhận định sẽ kéo dài, tác động mạnh đến thị trường bất động sản.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế nhận định, tốc độ lây lan nhanh cũng như mức độ nguy hiểm của biến thể virus Ấn Độ làm trì trệ hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Theo đó, thị trường bất động sản sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đã, đang và sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản. Phân tích sâu hơn về mức độ ảnh hưởng, ông Hiếu nói, ở chiều cung, các công trình bất động sản sẽ bị trì hoãn do giá nguyên vật liệu tăng cao, nguồn lao động khó đảm bảo vì phải thực hiện khoảng cách an toàn. Các doanh nghiệp cũng buộc phải hoãn lại kế hoạch ra hàng. Ở chiều cầu, nhu cầu mua nhà vẫn lớn nhưng sẽ hạn chế do dịch bệnh. Bên cạnh đó, các sàn giao dịch khó hoạt động như bình thường, dẫn tới đứt nối các hoạt động giao dịch.
Trên cơ sở phân tích về sự biến động của lực cung – cầu trên thị trường, ông Hiếu nhấn mạnh, bất động sản đang phải đối mặt với các tín hiệu xấu.
“Khi làn sóng Covid-19 lần thứ 3 được kiểm soát, niềm tin về thị trường bất động sản tăng tốc trở lại. Tuy nhiên giờ đây, niềm tin có phần bị lung lay bởi các diễn biến căng thẳng, khó đoán định của làn sóng dịch bệnh mới đây”, chuyên gia này nói thêm.
Trên góc độ doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào thị trường bất động sản, bà Hương Nguyễn, Tổng giám đốc Đại Phúc Land cũng đặt ra lo ngại về tình hình phức tạp của dịch bệnh. Theo bà, làn sóng Covid-19 lần này kéo dài hơn so dự đoán, phức tạp, nghiêm trọng hơn so với những lần trước. Thời điểm đầu năm 2021, Covid-19 bùng phát tại Hải Dương nhưng chỉ trong khoảng 1 tháng, dịch bệnh về cơ bản đã được kiểm soát. Các giai đoạn bùng phát Covid-19 trước đó cũng đều chung đặc điểm: thời gian bùng dịch ngắn, tốc độ lây lan chậm. Ngay sau khi dịch kiểm soát, thị trường bất động sản ghi nhận hoạt động giao dịch rất sôi động.
“Tuy nhiên trong lần tái phát dịch bệnh thứ 4, số lượng ca nhiễm tăng lên đáng kể và lan rộng ra nhiều tỉnh. Kịch bản của thị trường bất động sản sẽ không thể lạc quan như dự báo vào đầu năm 2021, bởi quan sát tình hình hiện tại đang có nhiều dấu hiệu bất lợi”, bà Hương nhận định.
Kỳ vọng thị trường sẽ sớm được hồi phục
Diễn biến của thị trường bất động sản trong thời gian tới là điều khó đoán định, nhất là khi quy mô và diễn biến của dịch bệnh lần này được đánh giá là nguy hiểm và phức tạp. Bởi vậy theo các chuyên gia, các chủ thể tham gia thị trường nên có kế hoạch và kịch bản rõ ràng cho những trường hợp sẽ xảy ra.
Chia sẻ về kế hoạch ứng phó của doanh nghiệp, bà Hương Nguyễn cho biết, Đại Phúc Land đang phải tăng mức độ thận trọng lên gấp đôi và bật chế độ cảnh báo. Những phương án dự phòng cũng cần được đưa ra cho từng kịch bản.
Theo bà, nếu dịch bệnh kéo dài, 2-3 năm khiến kinh tế chưa thể phục hồi, doanh nghiệp sẽ mất sức “đề kháng”. Trường hợp ngược lại, nếu dịch bệnh lắng xuống, doanh nghiệp mới có thể tiếp tục hoạt động, đảm bảo dòng tiền thu về và khôi phục nguồn lực.
Bà Hương nói thêm, các doanh nghiệp đều phải có kịch bản tính toán thận trọng hơn trong quý II, III và chuẩn bị dồn sức cho quý IV. Tuy nhiên, lãnh đạo của Đại Phúc Land lạc quan cho rằng, với quyết tâm của Chính phủ trong chống dịch, đặc biệt nguồn vaccine dự kiến về Việt Nam trong quý II, tỷ lệ tiêm chủng sẽ tăng cao, điều này đồng nghĩa với khả năng miễn dịch trong cộng đồng gia tăng. Khi dịch bệnh được kiểm soát, doanh nghiệp mới tiếp tục triển khai hoạt động kinh doanh, phục hồi “sức khoẻ”.
Trong khi đó, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, trải qua những lần ảnh hưởng từ Covid-19, “sức khoẻ” doanh nghiệp bất động sản đều suy giảm. Điều này thể hiện ở dấu hiệu doanh nghiệp mạnh tay triển khai các kênh huy động vốn, điển hình như ồ ạt phát hành trái phiếu.
“Doanh nghiệp cần phải có dự phòng trong trường hợp dịch bệnh bùng phát kéo dài. Nếu không có dự trữ tài chính, hay phương án chuẩn bị, cứ liên tục đẩy sản phẩm ra thị trường mà không lường trước được khả năng thanh khoản, doanh nghiệp sẽ kiệt sức”, ông Hiếu nói.
Trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng như hiện tại, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đã đưa ra một số khuyến nghị cho doanh nghiệp bất động sản. Điều đầu tiên, theo vị chuyên gia này, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19. Bởi lẽ, chỉ cần một nhân viên bị nhiễm virus Covid-19, cả doanh nghiệp có thể đối mặt với tình trạng “tê liệt” ngắn hạn.
Ngoài ra, ông Thịnh khuyến nghị thêm, các doanh nghiệp cần tổ chức cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh, cắt giảm chi phí không cần thiết.
Đồng quan điểm với bà Hương, ông Thịnh vẫn lạc quan cho rằng khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, thị trường bất động sản sẽ sớm phục hồi trở lại. Theo đó, số liệu của các tổ chức nghiên cứu bất động sản như Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam ghi nhận lượng giao dịch trong quý I/2021 đều khả quan. Nguồn cầu về nhà ở vẫn rất lớn. Trên cơ sở đó, ông Thịnh nhấn mạnh, khi dịch bệnh được kiểm soát, thị trường bất động sản sẽ có cơ hội tăng trưởng mạnh trở lại.
Diễn biến của thị trường bất động sản trong thời gian tới là khó đoán định, nhất là khi quy mô và diễn biến của dịch bệnh lần này được đánh giá là nguy hiểm và phức tạp. Bởi vậy theo các chuyên gia, các chủ thể tham gia thị trường nên có kế hoạch và kịch bản rõ ràng cho những trường hợp sẽ xảy ra. |
Mai Linh