当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【đội hình newcastle gặp burnley】Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN

Các tấm pin năng lượng mặt trời tại một nhà máy điện mặt trời ở tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa: TTXVN

Tuy nhiên, trong một bài viết được đăng tải trên Tạp chí The Business Times ngày 28/2, bà Maisie Chong, người đứng đầu bộ phận ngân hàng giao dịch tại Singapore và người đứng đầu bộ phận thương mại và vốn lưu động tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Nam Á, thuộc Ngân hàng Standard Chartered cho rằng, quỹ đạo đó có thể gặp phải rủi ro.

Chỉ số Thương mại Bền vững Hinrich - IMD năm 2023 đã ghi nhận các dấu hiệu của “sự cân bằng hóa chậm lại”, liên quan đến những căng thẳng địa chính trị leo thang, chính sách thương mại bảo hộ ngày càng gia tăng, và những thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự phân mảnh được cảnh báo có thể làm suy yếu cách thương mại có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Cũng theo bà Maisie Chong, bất chấp những điều này, Đông Nam Á có vị thế tốt để phát triển mạnh. Sự xuất hiện của các hành lang tăng trưởng cao trong khu vực, cho đến châu Phi và Trung Đông, cũng như sự hội nhập ngày càng tăng của các nhà cung cấp thuộc ASEAN vào hệ sinh thái thương mại toàn cầu, khi các doanh nghiệp quốc tế chuyển chuỗi cung ứng của họ đến gần hơn với người tiêu dùng cuối cùng, sẽ chứng kiến khu vực này tăng thị phần trong thương mại toàn cầu.

Thương mại nội khối ASEAN được dự báo sẽ tăng trưởng gần 9% mỗi năm trong thập kỷ tới, báo cáo “Tương lai của Thương mại” do Standard Chartered thực hiện cho hay.

Thương mại hướng tới tương lai

Làm thế nào ASEAN có thể mở rộng các yếu tố tích cực của thương mại để đảm bảo khối này tiếp tục phù hợp về mặt thương mại đối với các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực? Câu trả lời nằm ở việc tạo ra một hệ sinh thái thương mại thực sự bền vững, ngày càng có tầm quan trọng đối với người tiêu dùng và đáp ứng các mục tiêu cốt lõi về môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

ASEAN có xu hướng tích cực trong không gian bền vững. Trong đó, Thái Lan coi tính bền vững là trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế tổng thể, mang tên “Thái Lan 4.0”. Singapore cam kết thúc đẩy chương trình nghị sự phát triển bền vững thông qua “Kế hoạch Xanh 2030”. Việt Nam cũng đang thúc đẩy tính bền vững trong các dự án như năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, vẫn có những mục tiêu ESG cụ thể cần được giải quyết để ASEAN tạo ra một hệ sinh thái thương mại mạnh mẽ và bền vững hơn.

Về môi trường, một hệ sinh thái dữ liệu xanh hỗ trợ việc báo cáo đáng tin cậy về hành động khí hậu là điều cần thiết. Về mặt xã hội, tài chính toàn diện và bền vững đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy công bằng xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp, bao gồm cả những doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo và các doanh nghiệp siêu nhỏ. Cuối cùng, quản trị tốt hơn dựa vào việc thực hiện các quy định tiêu chuẩn hóa để thúc đẩy thương mại linh hoạt trong khu vực.

Bên cạnh đó, quản trị cũng rất quan trọng khi nói đến tài chính thương mại. Cách tiếp cận của Standard Chartered được đề cập trong Đề xuất Tài trợ Thương mại Bền vững của ngân hàng này, trong đó đặt ra các nguyên tắc giúp doanh nghiệp triển khai hoạt động bền vững hơn trong hệ sinh thái của họ, bao gồm xây dựng các chuỗi cung ứng linh hoạt hơn. Ngoài ra, công nghệ là một công cụ khác có thể được tận dụng trong quá trình chuyển đổi xanh.

Hợp tác để xây dựng cách tiếp cận bền vững hơn

Một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất của tài trợ thương mại trong những năm gần đây là sự thay đổi rõ rệt trong việc khách hàng ngày càng ưu tiên tính bền vững trong hệ sinh thái chuỗi cung ứng của họ.

“Với nhu cầu tài trợ thương mại bền vững giữa các khách hàng của Standard Chartered ở ASEAN tăng gấp đôi vào năm 2023 so với một năm trước đó, chúng tôi kỳ vọng xu hướng tích cực này sẽ tiếp diễn”, bà Maisie Chong nhận định.

Nhu cầu tăng nhanh sẽ góp phần giúp thương mại khu vực linh hoạt hơn và tăng cường nền kinh tế ASEAN một cách rộng rãi hơn, nền kinh tế này cũng có thể được phát triển hơn nữa thông qua việc tiêu chuẩn hóa cao hơn trong các quy định. Tất cả những điều này sẽ tạo ra một hệ sinh thái thương mại bền vững hơn nhằm mang lại lợi ích cho khu vực.

Cuối cùng, thành công sẽ liên quan đến sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý, các chính phủ, tổ chức tài chính và doanh nghiệp. “Mặc dù quỹ đạo này đầy hứa hẹn, nhưng có rất nhiều điều để mọi người cùng đóng góp. Những lợi ích mang lại rất sâu sắc như thúc đẩy hành động vì khí hậu, tác động cộng đồng lớn hơn và một quá trình chuyển đổi công bằng, tất cả đều rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của thương mại bền vững ở ASEAN và xa hơn nữa”, bà Maisie Chong kết luận.

分享到: