当前位置:首页 > World Cup

【bảng xếp hạng bóng đá canada】Ứng phó với phòng vệ thương mại: Cơ quan quản lý đồng hành cùng doanh nghiệp

Phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa rủi ro

Thách thức gia tăng

Sản phẩm ống thép - chủ yếu thuộc mã HS 7306.61 và 7306.30 nhập khẩu từ Việt Nam - mới đây nhất đã bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại (PVTM). Trong vụ việc này,ỨngphóvớiphòngvệthươngmạiCơquanquảnlýđồnghànhcùngdoanhnghiệbảng xếp hạng bóng đá canada nguyên đơn gồm các doanh nghiệp sản xuất ống thép lớn tại Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam nhập khẩu thép cán nóng (HRS) - nguyên liệu chính để sản xuất ra ống thép từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ấn Độ, sau đó gia công, chế biến đơn giản thành ống thép và xuất sang Hoa Kỳ nhằm lẩn tránh thuế PVTM tương ứng mà Hoa Kỳ đang áp dụng với các nước trên.

Ứng phó với phòng vệ thương mại: Cơ quan quản lý đồng hành cùng doanh nghiệp

Các vụ điều tra phòng vệ thương mại với thép xuất khẩu đang gia tăng

Không chỉ ống thép, tháng 7 vừa qua, ngành thép cũng đã liên tục nhận 2 vụ việc kháng kiện từ thị trường Hoa Kỳ và Mexico. Như vậy, theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), từ năm 2004 đến tháng 7/2022, thép xuất khẩu của Việt Nam đã bị thị trường xuất khẩu khởi kiện 68 vụ việc, trong đó, kiện chống bán phá giá 38 vụ, kiện chống trợ cấp 3 vụ, kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp 6 vụ, kiện điều tra áp dụng biện pháp tự vệ 13 vụ, kiện chống lẩn tránh thuế 8 vụ việc.

Nhấn mạnh về việc gia tăng các vụ việc về PVTM đối với sản phẩm thép xuất khẩu, ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch VSA - cho biết, đây là điều khó tránh khỏi do kim ngạch xuất khẩu thép tăng nhanh. Theo đó, dù phải đối phó với đại dịch Covid-19, ngành thép Việt Nam vẫn có những bước đột phá khi xuất khẩu thép 7 tháng đạt gần 4,4 triệu tấn, với giá trị 5 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, sản lượng thép xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm hơn 9%, giá trị hơn 11,4% toàn ngành.Hiện, các sản phẩm thép Việt Nam không chỉ có mặt ở thị trường truyền thống là các nước Đông Nam Á, mà còn mở rộng ra hơn hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu với các thị trường lớn như châu Âu, châu Mỹ.

Trước việc gia tăng các vụ việc PVTM đối với thép xuất khẩu, VSA đã có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, kịp thời khuyến nghị tới doanh nghiệp, các vụ kiện PVTM không chỉ xảy ra ở những thị trường lớn như Hoa Kỳ, châu Âu hay Canada mà còn xảy ra ngày càng nhiều tại khu vực châu Á.

Bảo vệ lợi ích chính đáng

Hoa Kỳ hiện là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của doanh nghiệp thép của Việt Nam. Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, việc liên tiếp bị điều tra PVTM sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất khẩu của mặt hàng này. Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) - khuyến cáo, các thị trường xuất khẩu đang trong bối cảnh đặc biệt để thúc đẩy sử dụng công cụ PVTM, tạo ra những nguy khó lường đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có mặt hàng thép.

Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục PVTM (Bộ Công Thương) - cho rằng, mặt hàng thép có truyền thống bị khởi kiện do các nước đều có chủ trương phát triển ngành sản xuất nội địa, trong khi thép là ngành công nghiệp cơ bản. “Để xuất khẩu mặt hàng sắt thép ổn định, bền vững, Cục PVTM sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi sát thông tin, thường xuyên trao đổi với đối tác nhập khẩu để nắm bắt thông tin sớm về khả năng bị kiện. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thiện và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về PVTM”- ông Dũng cho biết.

Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á và Hoa Kỳ cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại vượt mốc hơn 110 tỷ USD trong năm 2021. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã khẳng định, Việt Nam rất hoan nghênh chủ trương thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với Hoa Kỳ trên cơ sở tự do, công bằng, cùng có lợi, phù hợp với các thỏa thuận song phương và quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam sẵn sàng và thường xuyên trao đổi với Hoa Kỳ thông qua các cơ chế hiện có như Hiệp định khung về thương mại và đầu tư TIFA để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh và tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư song phương vì lợi ích của doanh nghiệp và người dân hai nước. Với tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng và mong muốn Hoa Kỳ trao đổi về vụ việc điều tra lẩn tránh thuế PVTM với ống thép.

Ông NGHIÊM XUÂN ĐA

Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam:

Để đảm bảo lợi ích chính đáng, giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp cần tiếp tục nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế của các nước; thực hiện đúng và đầy đủ yêu cầu của cơ quan điều tra; nâng cao năng lực quản trị, cải tiến chất lượng sản phẩm...

分享到: