游客发表

【u19 nga】Theo sát tình hình thế giới để kiểm soát lạm phát trong nước

发帖时间:2025-01-10 07:49:48

Theo sát tình hình thế giới để kiểm soát lạm phát trong nước
Các chuyên gia cho rằng, kinh tế sẽ phục hồi trong năm 2024 Ảnh: TL

Dự báo lạm phát thế giới quay trở lại

Vào cuối tháng 12/2023, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã lần nữa dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 chỉ ở mức 2,7%. Tuy nhiên, OECD nhận định kinh tế toàn cầu có thể “hạ cánh mềm”, đặc biệt là tại các nước phát triển, thay vì rơi vào suy thoái như các lo ngại trước đây.

Năm 2024, nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng 3%. Theo OECD, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với những thách thức từ tăng trưởng yếu và lạm phát tăng cao. Tăng trưởng dự kiến sẽ chậm lại một chút trong năm tới, chủ yếu là do việc thắt chặt chính sách tiền tệ cần thiết được thực hiện trong hai năm qua. Tổ chức này hiện dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm 2024 đạt 1,5% (so với mức ước tính 2,4% của năm 2023). Nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, và tăng trưởng việc làm tại Mỹ được kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn kể từ nửa cuối năm 2024 khi lạm phát hạ nhiệt, thúc đẩy Fed có động thái giảm lãi suất.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả

Để kiểm soát lạm phát đạt mục tiêu đề ra, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.

Đồng quan điểm với OECD, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, sự bấp bênh trong nền kinh tế toàn cầu ở thời điểm hiện tại đã giảm xuống đáng kể so với hồi đầu năm 2023. Trên phạm vi toàn cầu, IMF dự báo mức tăng trưởng GDP bình quân năm 2024 là 2,9%.

Về lạm phát, theo OECD, lạm phát đã giảm so với mức đỉnh năm ngoái và tổ chức này kỳ vọng lạm phát sẽ quay trở lại mức mục tiêu của ngân hàng trung ương ở hầu hết các nền kinh tế vào năm 2025. Các chuyên gia cũng lưu ý đến sự hiện diện của những rủi ro và rủi ro địa chính trị do nợ chính phủ gia tăng, nhưng cũng chỉ ra dữ liệu tốt về chi tiêu tiêu dùng.

Theo báo cáo của IMF, dự báo lạm phát toàn cầu năm 2024 ở mức 5,8%, lạm phát ở nhiều quốc gia vẫn duy trì trên mức lạm phát mục tiêu cho đến năm 2025 khiến lãi suất có thể hạ nhưng vẫn ở mức cao trong thời gian tới, cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Đối với Việt Nam, dự báo kinh tế Việt Nam năm 2024, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 là 5,5% và tăng lên 6,0% vào năm 2025. Theo WB, môi trường bên ngoài đầy thách thức và nhu cầu trong nước yếu hơn đang khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam chậm lại. Tuy nhiên, nền kinh tế sẽ tăng tốc trong những năm tiếp theo.

Tăng trưởng lạc quan hơn, không chủ quan với lạm phát

Theo sát tình hình thế giới để kiểm soát lạm phát trong nước
Ảnh minh họa.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang bị thử thách bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ có thể hỗ trợ tổng cầu thông qua đầu tư công hiệu quả, từ đó tạo việc làm và kích thích hoạt động kinh tế.

Theo PGS.TS. Phan Thế Công - Trưởng khoa Kinh tế - Đại học Thương mại: “Dự báo của IMF, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,8% trong năm 2024, nằm trong nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới. Các chuyên gia IMF bày tỏ lạc quan về triển vọng trong trung hạn, với mức dự báo tăng trưởng GDP đạt 5,8% vào năm 2024 và 6,9% vào năm 2025. Đó là do nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam chịu nhiều tác động của nhu cầu sụt giảm từ bên ngoài trong”.

Lạc quan hơn, tổ chức Fitch Ratings dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,3% vào năm 2024 và 7,0% vào năm 2025. Fitch Ratings cũng tin rằng các yếu tố cơ bản trong trung hạn của nền kinh tế Việt Nam vẫn tích cực và tăng trưởng bền vững sẽ mở ra triển vọng kinh doanh tích cực cho các ngân hàng.

Nhận định về mục tiêu năm 2024 là đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,0 - 6,5%, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, là có thể đạt được, bởi nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trở lại mạnh mẽ vào từ nửa năm nay.

Đối với dự báo lạm phát tại Việt Nam, Quốc hội đã thông qua mục tiêu lạm phát năm 2024 ở mức từ 4 - 4,5%. Bên cạnh các dự báo thấp hơn mục tiêu đề ra do nhiều yếu tố thuận lợi. Một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng không thể chủ quan. PGS.TS. Phan Thế Công cho rằng, áp lực lạm phát trong năm 2024 vẫn khá lớn.

Để kiểm soát lạm phát đạt mục tiêu đề ra, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.

Kiến nghị một số giải pháp theo vị chuyên gia này, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát để có các biện pháp ứng phó phù hợp. Chính phủ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra./.

Làm tốt chức năng dự báo, nhất là khi giá cả có biến động bất thường

Luật Giá năm 2023 được ban hành đã có hẳn một chương quy định về công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai nhiệm vụ. Bên cạnh đó cũng Luật hóa những quy định về Cơ sở dữ liệu về giá để tăng cường cơ sở pháp lý cho việc triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá tại Bộ Tài chính đảm bảo kết nối với các bộ, ngành, địa phương, phục vụ tốt cho yêu cầu công tác quản lý nhà nước về giá và nhu cầu xã hội.

Trong thực tiễn công tác quản lý, điều hành giá đã cho thấy vai trò quan trọng thiết yếu của công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá cả thị trường. Đây là nghiệp vụ quản lý nhà nước thường xuyên phải thực hiện với sự chính xác và tính kịp thời đối với các biến động của thị trường. Tổng hợp, phân tích, dự báo sẽ làm cơ sở cho các cấp thẩm quyền và Ban Chỉ đạo điều hành giá đưa ra kịch bản điều hành cũng như đưa ra các chính sách, biện pháp bình ổn giá thị trường.

Trước đây, do không được quy định cụ thể, nên các nhiệm vụ nêu trên còn mang tính giao việc hành chính, chưa có quy phạm có tính nguyên tắc, đảm bảo đáp ứng kịp thời yêu cầu điều hành, quản lý giá của Chính phủ. Phản ứng chính sách của một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô điều tiết, bình ổn thị trường khi có biến động bất thường còn chậm. Cơ chế phối hợp trong triển khai nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, dự báo để làm nền tảng cho công tác chỉ đạo, điều hành chưa có nền tảng pháp lý nên hiệu lực triển khai còn hạn chế, có độ trễ về cung cấp thông tin và chất lượng thông tin cũng như chưa xác định được trách nhiệm rõ ràng khi xảy ra biến động bất thường về giá.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chuyên gia kinh tế PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, dự báo giá cả thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý, điều hành giá. Việc dự báo sát tình hình thị trường sẽ khiến các cơ quan quản lý chủ động, linh hoạt hơn trong điều hành.

Minh chứng là thời gian qua, các cơ quan chức năng trong đó có Bộ Tài chính - cơ quan giúp việc của Ban Chỉ đạo điều hành giá đã làm rất tốt điều này. Do đó, thời gian tới, khi Luật Giá năm 2023 đã quy định cụ thể, các cấp, các ngành, các địa phương cần thực hiện nghiêm, có trách nhiệm báo cáo, dự báo để kịp thời báo cáo tổng hợp trình Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá, nhất là khi giá cả có biến động bất thường, ảnh hưởng tới đời sống người dân./.

    热门排行

    友情链接