【kq pháp hôm nay】Bài 2: Kỳ vọng chứng khoán, khó đoán bất động sản
>> Bài 1: Hàng hóa hay vàng - lựa chọn nào an toàn?
Thị trường bất động sản dựa trên vay vốn ngân hàng, khi xảy ra bong bóng dễ rơi vào “vòng luẩn quẩn”, còn chứng khoán lại là thị trường của niềm tin, rất dễ bị tác động bởi những thông tin liên quan.
Đầu tư vào USD Nên hay không nên?
Tỷ giá VND/USD bình quân năm đã cơ bản ổn định trong mấy năm nay (năm 2017 tăng 1,4%, 2018 tăng 1,29%, 2019 tăng 0,99%, 2020 giảm 0,02%, 5 tháng đầu năm 2021 giảm 0,85%). Hiện tại, giá USD trên thế giới có xu hướng giảm, ở mức thấp do chính sách tiền tệ siêu nới lỏng đã kéo dài và tiếp tục thực hiện. Lượng ngoại tệ từ các nguồn vào Việt Nam đang gia tăng (như đầu tư trực tiếp 5 tháng tăng 6,7%, kiều hối về TP. Hồ Chí Minh tăng,...).
Dự trữ ngoại hối của đất nước cũng đang ở mức kỷ lục - vượt mức 3 tháng nhập khẩu và đạt tỷ lệ cao so với nợ quốc gia ngắn hạn, bảo đảm an toàn tài chính và tính thanh khoản của quốc gia. Đó là chưa nói các giải pháp được áp dụng trên thị trường ngoại hối mấy năm qua có tác động tích cực tiếp tục được thực hiện, như lãi suất gửi ngoại tệ bằng 0, tỷ giá trung tâm theo phương thức “trườn bò” thay cho phương thức “giật cục” như trước kia,… cũng là những tín hiệu tích cực về sự ổn định của thị trường.
Tuy nhiên, tỷ giá VND/USD vẫn bị 4 sức ép tăng. Giá Nhân dân tệ tăng trở lại mức của năm 2015, sẽ kéo tỷ giá VND/USD tăng theo. Tỷ giá thương mại đã mang dấu âm trong năm 2020 (-0,74%), tiếp tục mang dấu âm trong quý I/2021 (-0,78%) và có thể còn âm nhiều hơn khi giá nhập khẩu đang tăng cao - có nghĩa là tỷ giá đang có lợi cho nhập khẩu, bất lợi cho xuất khẩu, trong khi trong quan hệ buôn bán với nước ngoài Việt Nam đã chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu (5 tháng năm nay nhập siêu 369 triệu USD, trong đó riêng tháng 5 nhập siêu 2 tỷ USD, còn cùng kỳ xuất siêu 3,916 tỷ USD).
Trong khi đó, lượng ngoại tệ từ khách quốc tế đến Việt Nam bị giảm sâu do số khách quốc tế giảm tới 97,8% so với cùng kỳ năm trước, làm cho dịch vụ du lịch chuyển từ xuất siêu trong nhiều năm trước sang nhập siêu trong những tháng đầu năm nay.
Bù trừ những yếu tố làm giảm và tăng như trên thì tỷ giá vẫn cơ bản ổn định; nếu có tăng thì cũng thấp hơn tốc độ tăng của CPI.
Những điều trên cho thấy nên cân nhắc khi đầu tư vào USD.
Bất động sản và chứng khoán: Cơ hội nào sắp qua?
Đầu tư vào bất động sản có 7 điểm cần lưu ý. Thứ nhất, cần một lượng vốn lớn mới có khả năng đầu tư/đầu cơ. Thứ hai, có tính thanh khoản chậm, nhất là khi bong bóng đã hình thành. Thứ ba, kinh doanh, đầu tư/đầu cơ đất/nhà thường phải có duyên. Thứ tư, giá bất động sản tăng/giảm có tính chu kỳ: đỉnh là 6 - 7 năm (1993 - 1994, 2000 - 2001, 2008 - 2009, 2014 - 2015, 2020 - 2021); thời gian diễn ra cơn sốt từ 1 - 2 năm; sau đi ngang, đi xuống khoảng 5 - 6 năm.
Thứ năm, các “đại gia” ở Việt Nam hiện nay được hình thành chủ yếu qua đầu tư/đầu cơ đất, hoặc trở thành “siêu đại gia” từ vàng, chứng khoán, bất động sản; đồng thời cũng có người “chết” hoặc lụi bại vì đất. Thứ sáu, người đầu tư, đầu cơ đất thắng thường là những nhà đầu tư đầu tiên hoặc đầu tư giữa; còn những người đầu tư sau (khi đã hình thành bong bóng) thường bị thất bại. Thứ bảy, trên thị trường bất động sản dựa trên vay vốn ngân hàng, khi xảy ra bong bóng dễ rơi vào “vòng luẩn quẩn”.
Với cơn sốt thứ 5 bắt đầu từ giữa năm 2020, có thể kéo dài đến cuối năm 2021 hoặc đầu 2022. Thực tế ở một số nơi, một số phân khúc giá đã dừng hoặc giảm; nhiều bất động sản đã giảm giá nhưng vẫn chưa bán được; một số bất động sản do ngân hàng hoặc VAMC giữ đang phát mãi, nhưng khó bán,…
Trên thị trường chứng khoán, VN-Index ngày 31/5/2021 có một số điểm nhấn. VN-Index ngày 31/5/2021 đạt 1328,05 điểm là đỉnh cao nhất so với điểm số cuối các năm từ trước tới nay. So với cuối năm 2020, VN-Index tăng 20,3% - một tốc độ tăng khá cao so với tốc độ tăng lợi nhuận của nhiều kênh đầu tư khác. VN-Index ngày 31/5/2021 cũng vượt cả đỉnh cao nhất (1.199,96 điểm vào tháng 2/2018).
VN-Index đạt đỉnh mới càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều kiện giá bất động sản lên cơn sốt; trong điều kiện các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng liên tục với giá trị lớn, với lượng vốn lớn, trong thời gian tương đối dài, trong điều kiện giá vàng đang tăng trở lại,… Đồng thời, cùng với sự gia tăng của nhà đầu tư cũ thì số nhà đầu tư mới (F0) tham gia rất mạnh. Vì thế, giá trị giao dịch cũng tăng rất mạnh. Riêng trong tháng 5, thị trường xuất hiện nhiều phiên “tỷ đô”, thậm chí nhiều phiên chạm ngưỡng 30 nghìn tỷ đồng/phiên. Tính đến hiện tại, chứng khoán vẫn là kênh huy động vốn với những ưu thế so với một số kênh huy động vốn khác về thời gian và giá cả, mức độ phổ quát,… Lượng vốn huy động quý I/2021 đạt trên 55,56 nghìn tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ quý II/2020 đến nay được các chuyên gia đánh giá là một trong những thị trường có sức chống chịu và phục hồi tốt nhất thế giới. Đó là tín hiệu khả quan để tiếp tục đạt kết quả tích cực trong cả năm 2021 về 2 mặt.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khả quan, cũng cần cảnh báo về thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Trước hết là tính ổn định của dòng vốn chưa cao, nguyên nhân lớn nhất do tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư cá nhân rất lớn, tính “đám đông”, tính “phong trào” thường lớn, dòng vốn và tâm lý rất dễ tác động làm cho thị trường dễ bị biến động. Thị trường chứng khoán được ví như thị trường của niềm tin, nên rất dễ bị tác động bởi những thông tin liên quan. Khi các thông tin bị bị tác động, thị trường rất dễ bị biến động theo. Ngoài ra, thị trường chứng khoán còn bị tác động bởi sự chuyển động của dòng tiền trên thị trường vào các kênh chủ yếu (như vàng, USD, bất động sản, gửi tiết kiệm,…).
Thị trường chứng khoán là “hàn thử biểu” của tăng trưởng kinh tế Kết quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ quý II/2020 đến nay được các chuyên gia đánh giá là một trong những thị trường có sức chống chịu và phục hồi tốt nhất thế giới. Đó là tín hiệu khả quan để tiếp tục đạt kết quả tích cực trong cả năm 2021 về 2 mặt. Một mặt, xét yêu cầu về vốn đầu tư, bởi vốn đầu tư là yếu tố trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, mà chứng khoán là kênh huy động vốn có nhiều ưu thế. Mặt thứ hai, chứng khoán là “hàn thử biểu” của tăng trưởng kinh tế, cao lên trong năm 2021. |
Phương Dung
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- Cập nhật lãi suất ngân hàng ABBANK mới nhất tháng 12
- 3 nữ đại gia Hà Nội nổi tiếng giàu có, tổng tài sản hàng chục nghìn tỷ đồng
- Đại gia Lê Phước Vũ ‘nợ như chúa chổm’ 16 nghìn tỷ, giá cổ phiếu chưa bằng cuốc xe ôm
- Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng
- Ramit Sethi: 3 điều khiến bạn trở nên giàu có khi khởi nghiệp
- 80% nông sản Việt bán ra thế giới 'sống tầm gửi' bằng thương hiệu nước ngoài
- Hết quý 3/2018, Bảo hiểm Bảo Việt đạt tổng doanh thu phí bảo hiểm gần 7.300 tỷ
- Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- Lượng hạt tiêu xuất khẩu tháng 11/2018 giảm 16,6% so với tháng 10/2018
- Tỷ phú thứ 194 tham vọng vươn xa hơn nữa trong thế giới game
- Liên tục vi phạm quy định công bố thông tin: Bóng đèn Điện Quang bị phạt 120 triệu đồng
- Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- Những bà vợ ‘siêu giàu’ bí ẩn sở hữu túi tiền nghìn tỷ của đại gia Việt
- Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
- Chuyên gia: Năm 2019 sẽ là năm khởi sắc của thị trường bất động sản tại Hải Phòng
- Giá từ 425 triệu đồng, chiếc ô tô này bán chạy bậc nhất tại Việt Nam
- Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển tăng mạnh
- Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- Vietnam Single Handicap Club