当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【ket qua bong da lazio】Bội chi năm 2013 là con số thực tế, phù hợp 正文

【ket qua bong da lazio】Bội chi năm 2013 là con số thực tế, phù hợp

来源:Empire777   作者:Cúp C1   时间:2025-01-10 23:55:29

NS

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã có cuộc trao đổi với phóng viên về vấn đề này.

* Một trong các vấn đề được quan tâm trong báo cáo quyết toán NSNN năm 2013 là mức bội chi. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?ộichinămlàconsốthựctếphùhợket qua bong da lazio

- Với năm 2013, chúng ta phải phân tích kỹ về chính sách tài khoá bởi đây là năm khác với một số năm trước. Năm 2013, tình hình kinh tế thế giới và đặc biệt là trong nước rất khó khăn. Chúng ta dự báo hụt thu do 2 nguyên nhân, một là do doanh nghiệp khó khăn, hai là do thực hiện chính sách miễn giảm thuế theo lộ trình, để giảm gánh nặng thuế cho các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư. Mức hụt thu dự kiến là 47.000 tỷ đồng.

Sau đó, Quốc hội cho phép thu một số khoản đặc thù, như thu một phần lợi tức của doanh nghiệp nhà nước mà trước đây để lại, cộng với thu thêm phần lợi nhuận nước chủ nhà để lại cho Tập đoàn Dầu khí. Cùng với nhiều cố gắng trong công tác thu ngân sách, mức hụt thu chỉ còn có 21.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn đề nghị với Quốc hội cho giữ mức bội chi 5,3% để thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng. Khi đó, Quốc hội cũng quyết định dành 16.000 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân, giữ chủ quyền biển đảo, và dành hơn 5.000 tỷ đồng nữa để trả các khoản nợ an sinh xã hội nên đã đồng ý giữ nguyên bội chi 5,3%.

Tuy nhiên, đến lúc quyết toán, lại phát sinh 2 vấn đề làm bội chi tăng. Thứ nhất là do chúng ta nợ quỹ hoàn thuế của năm 2010 và 2011. Vì vậy, để đảm bảo minh bạch, Chính phủ đưa vào quyết toán của năm 2013 là 13.000 tỷ đồng. Cộng với tốc độ giải ngân ODA nhanh hơn dự kiến, vượt dự toán ban đầu là 29.000 tỷ đồng. Hai khoản này dẫn tới bội chi không còn là 5,3% mà lên 6,6%. Đây là nguyên nhân khách quan và UBTCNS đánh giá đó là con số thực tế và phù hợp nên đã đồng ý đưa vào quyết toán.

Bên cạnh đó, khoản phát sinh từ ODA trên thực tế là để đầu tư phát triển cho những công trình quan trọng, như cầu Nhật Tân, cảng Thị Vải – Cái Mép… nên đó cũng là điều hợp lý trong tình hình hiện nay. Chính vì thế UBTCNS đã chấp thuận cho quyết toán.

Bội chi năm 2013 là con số thực tế, phù hợp
 Sắp tới, khi Luật NSNN mới có hiệu lực từ năm 2017, chúng ta sẽ có những khống chế rất chặt chẽ về bội chi.   Ông Phùng Quốc Hiển

* Năm 2014, cũng có ý kiến lo bội chi tăng, ông đánh giá thế nào về khả năng này?

- Con số bội chi Quốc hội đưa ra là bội chi theo số tuyệt đối, còn con số tương đối chỉ là con số có tính chất so sánh với GDP để phân tích. Năm 2014, có khả năng cũng sẽ vượt nhưng cũng là do giải ngân ODA nhanh. Điều quan trọng là Chính phủ phải báo cáo đúng như khoản 2, điều 49 của Luật NSNN. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo Quốc hội ở phiên họp gần nhất. Khi đó, sẽ bảo đảm việc mọi khoản chi có dự toán đúng tinh thần Hiến pháp.

* Hiện nay, chúng ta đang thực hiện lộ trình giảm thuế rất nhanh, liệu điều này có ảnh hưởng đến bội chi không, thưa ông?

- Đúng là mức bội chi 5,3% vẫn được duy trì do lộ trình của chúng ta. Chẳng hạn như lộ trình hạ thuế suất đang thực hiện rất nhanh. Như thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta giảm từ 25% xuống 22%, năm 2016 sẽ chỉ còn 20%, không có quốc gia nào lộ trình giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhanh như vậy. Thuế GTGT hiện vẫn giữ nguyên 2 mức thuế suất 10% và 5%, nhưng mức 5% lại tiếp tục giảm, một số loại còn 0%, nhất là cho nông nghiệp. Nhiều loại thuế cũng đều giảm mạnh, chỉ có duy nhất một khoản thuế vừa qua tăng là thuế bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, đây không hẳn là tăng vì mức này vẫn nằm trong khung do Quốc hội quy định, từ 1.000 đồng đến 3.000 đồng. Điều này cũng phù hợp với lộ trình giảm thuế xuất nhập khẩu với xăng dầu mà chúng ta cam kết… Nếu chúng ta không tăng, bên ngoài họ sẽ tăng giá và nguồn lực đó chạy ra bên ngoài, không vào ngân sách. Trên thực tế, mức giảm thuế xuất nhập khẩu lớn hơn mức tăng thuế, vì giảm thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm thu 13.000 tỷ đồng, còn tăng thu tăng chỉ 11.000 tỷ đồng, vẫn hụt thu 2.000 tỷ đồng.

* Hiện tại bội chi không tính bội chi ngân sách địa phương, nhưng dự thảo Luật NSNN mới quy định bội chi ngân sách gồm cả trung ương và địa phương. Như vậy, khi Luật NSNN mới có hiệu lực thì liệu bội chi có bị ảnh hưởng không, thưa ông?

- Bội chi của chúng ta chỉ có bội chi ngân sách trung ương chứ không có bội chi ngân sách địa phương, và bản thân bội chi ngân sách địa phương được khống chế bởi khoản 3, điều 8 của Luật NSNN. Thực tế, khi tổng hợp lại thì phần lớn các địa phương hiện nay đang bội thu, như năm vừa qua bội thu hơn 43.000 tỷ đồng.

Sắp tới, khi Luật NSNN mới có hiệu lực từ năm 2017, chúng ta sẽ có những khống chế rất chặt chẽ về bội chi. Thứ nhất là bội chi phải do Quốc hội quyết định, dù bội chi trung ương hay địa phương và Chính phủ phải điều phối bội chi này. Thứ hai là bội chi phải gắn với khống chế bằng khoản thu, ví dụ không vượt quá trần 60% số thu. Thu được nhiều thì bội chi có thể nhiều, nhưng cũng gắn với yêu cầu là không trả được nợ cũ thì không được vay mới.

* Xin cảm ơn ông!

Phát biểu tại phiên họp tổ chiều 25/5, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nêu rõ lý do bội chi tăng là do phải trả các khoản nợ hoàn thuế GTGT từ năm 2010, 2011 và giải ngân vốn ODA tăng cao. “Nếu lúc đó không đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho các công trình trọng điểm, không trả các khoản nợ treo bên ngoài thì bội chi của chúng ta vẫn là 5,3%, đây là do chủ trương. Khi đó Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã bàn và nhận thấy đây là con số thực, phản ánh thực nên chúng ta buộc phải thể hiện để thấy rõ số tiền mỗi năm chúng ta phải trả nợ”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

H.Y

标签:

责任编辑:Thể thao