发布时间:2025-01-10 16:38:21 来源:Empire777 作者:World Cup
52% doanh nghiệp Việt Nam đã từng bị lừa đảo
Theáođộngtìnhtrạngtranhchấpvàlừađảotrongxuấtkhẩuhànghoásoi cầu lô đề miền namo ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện tại Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở của khu vực và quốc tế; hàng hóa Việt Nam hiện đã có mặt ở trên 200 quốc gia… khi Việt Nam hội nhập đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp làm việc với nhiều đối tác nước ngoài hơn, được tiếp cận “sân chơi” rộng hơn, luật chơi khác nhau, nguy cơ tranh chấp thương mại vì thế cũng gia tăng.
Tranh chấp và lừa đảo trong xuất khẩu hàng hoá đáng báo động. Ảnh: Hải Anh |
Theo khảo sát mới đây của Ban Pháp chế VCCI, các doanh nghiệp toàn cầu thiệt hại khoảng 5% doanh thu mỗi năm vì lừa đảo. Giá trị trung bình một vụ lừa đảo là 1,7 triệu USD. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết họ là nạn nhân của lừa đảo và tội phạm kinh tế trong 2 năm trước thời điểm khảo sát như sau: Năm 2018 là 49%; năm 2020 là 47% và năm 2022 là 46%. Về phân loại lừa đảo, có 43% từ bên ngoài, 31% từ nội bộ, 26% thông đồng giữa trong và ngoài.
Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, 52% doanh nghiệp tham gia khảo sát của PwC từ Việt Nam cho biết họ trải nghiệm lừa đảo hoặc tội phạm kinh tế khác trong 2 năm trước thời điểm khảo sát. Con số này cao hơn mức 46% chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và mức 49% của toàn cầu. |
Ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, các lừa đảo và tranh chấp mà doanh nghiệp thường phải đối mặt là do không có điều kiện kiểm tra kỹ lưỡng về đối tác, lựa chọn phương thức thanh toán chưa phù hợp, có thể từ những gài cắm đầy tính toán từ đối tác trong hợp đồng mà doanh nghiệp Việt Nam vốn chưa có nhiều kinh nghiệm.
Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng các biện pháp chống lừa đảo, không nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà nước. Nguyên nhân do không tin tưởng cơ quan nhà nước, không tin tưởng vào năng lực chuyên môn cơ quan nhà nước, lo ngại thông tin bị lộ lọt ra công chúng.
Để cải thiện tình hình nêu trên, giúp doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh quốc tế an toàn, hiệu quả, ông Đậu Anh Tuấn khuyến nghị, trước tiên doanh nghiệp phải tự hoàn chỉnh mình, có nhân lực tốt, bộ máy tốt, hệ thống quản trị rủi ro tốt. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải có mạng lưới thông tin, thường xuyên liên hệ với các cơ quan thương vụ Việt Nam và các tổ chức hỗ trợ, dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp trong sử dụng các dịch vụ pháp lý.
Để tránh “sập bẫy” lừa đảo, tranh chấp trong giao dịch xuất khẩu
Ông Đậu Anh Tuấn đưa ra bình luận, vụ 100 container hạt điều bị lừa đảo ở Ý đã được đề cập nhiều. Nhưng quan trọng là sau đó doanh nghiệp Việt Nam rút ra được kinh nghiệp gì, không chỉ là ngành điều mà còn nhiều ngành hàng xuất khẩu khác nữa. “Làm ăn thuận lợi phải tính khi rủi ro. Sự an toàn, tin cậy luôn cần phải trả bằng chi phí. Đây là điều tưởng như hiển nhiên, đơn giản nhưng không phải doanh nghiệp nào ở Việt Nam cũng thực hiện được”- ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.
Để tránh “sập bẫy” lừa đảo, tranh chấp trong giao dịch xuất khẩu, ông Bạch Khánh Nhựt - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam cho hay, sau hơn 5 tháng, đến nay, vụ việc các doanh nghiệp Việt Nam bị lừa xuất khẩu hạt điều sang Ý đã được xử lý cơ bản thành công. Từ nguy cơ mất trắng hàng chục container, với trị giá hàng trăm tỷ đồng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã không mất một container nào vào tay những kẻ lừa đảo, mặc dù chúng đã chiếm đoạt được gần 40 bộ chứng từ gốc của gần 40 containers.
Chế biến hạt điều xuất khẩu. Ảnh: TL |
“Có được kết quả trên trước hết là do sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính; sự vào cuộc tích cực, nhanh chóng của các bộ ngành liên quan để xử lý vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ của mình... Những nỗ lực đó đã khiến các cơ quan công quyền Ý thấy được sự nghiêm trọng của vụ việc, từ đó và cùng phối hợp tham gia hỗ trợ giải quyết, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy cơ quan an ninh Ý cùng phối hợp để đưa nhóm lừa đảo ra vành móng ngựa”- ông Nhựt chia sẻ.
Đại diện Hiệp hội Điều Việt Nam cũng khuyến cáo với cộng đồng doanh nghiệp, nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp bị lừa “sập bẫy” trong vụ hạt điều vừa qua là quá tin tưởng vào công ty môi giới, không kiểm tra thông tin đối tác. Trong thời gian dịch bệnh khó khăn, có được những đơn hàng lớn nên doanh nghiệp mong muốn bán được hàng; nhất là vào thời điểm thị trường ít có giao dịch, phương thức thanh toán nhiều rủi ro.
Từ vụ 76 container hạt điều, ông Bạch Khánh Nhựt cho rằng, trong kinh doanh quốc tế, vai trò của môi giới là rất quan trọng nhưng doanh nghiệp cần có sự kiểm tra đối tác một cách độc lập. Ở đây, vai trò của các thương vụ tại nước sở tại là rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần cảnh giác với các dấu hiệu bất thường từ đối tác, mặc dù kẻ lừa đảo thường dùng các thủ đoạn rất tinh vi. Đồng thời, các doanh nghiệp nên dùng các phương thức thanh toán an toàn hơn. Nên trao đổi thông tin với đồng nghiệp để phát hiện dấu hiệu lừa đảo…
Về phía cơ quan chuyên trách, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cũng đưa ra khuyến nghị, trong hoạt động thương mại quốc tế, vụ việc tương tự như vụ hạt điều cũng có thể xảy ra. Vì vậy, để hạn chế những rủi ro như vụ việc vừa qua, hành trang mà các doanh nghiệp cần trang bị khi bước vào tiến trình hội nhập là hết sức quan trọng; trong đó, có những cái việc cần phải tìm hiểu khách hàng, đối tác một cách kỹ lưỡng trước khi tiến hành giao dịch. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tìm hiểu đối tác qua sự giúp đỡ của Bộ Công thương, đại sứ quán, thương vụ Việt Nam ở nước sở tại.
Ông Ngô Khắc Lễ - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhấn mạnh: "Doanh nghiệp nên thận trọng hơn với đối tác mới giao dịch lần đầu thì cần tìm hiểu, điều tra kỹ thương nhân để có độ an toàn cao nhất. Trong trường hợp gặp vướng mắc, doanh nghiệp nên dùng trọng tài giải quyết tranh chấp thay cho toà án. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như trong vụ việc hạt điều để hạn chế hoặc tránh thiệt hại”. |
相关文章
随便看看