【ket quả ngoai hang anh】Mái ấm đặc biệt

Mái nhà chung

Đứng chân trên địa bàn huyện Lộc Ninh,ấmđặcbiệket quả ngoai hang anh Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Phước hiện nuôi dưỡng, cưu mang 70 trường hợp. Người lớn tuổi nhất đã hơn 80 và nhỏ nhất là một em bé 10 tháng tuổi. Thay cho những ngại ngùng, thu mình, tránh tiếp xúc ở thời điểm ban đầu, hiện các thành viên cùng chia sẻ yêu thương mỗi ngày và trở thành những tri kỷ khi tuổi xế chiều. Họ đã tìm thấy nhau, thấy hạnh phúc ở một nơi đặc biệt, đơn giản chỉ như thế… Ông Phạm Đức Thịnh chia sẻ: Thực sự khi mới vào đây, tôi chưa quen ai, nhưng ở chỉ 1 tháng, mọi người đã dần biết tên và gắn bó với nhau. Tôi cũng tìm được một người bạn tri kỷ, hằng ngày chúng tôi cùng trò chuyện, ca hát. Cuộc sống ở mái nhà chung vì vậy có nhiều niềm vui.

Buổi chiều, nhân viên chăm sóc và các đối tượng ở trung tâm cùng nhau tập thể dục thể thao. Điều này vừa tăng cường thể chất vừa tạo niềm vui trong cuộc sống

Với bà Phan Thị Hòa, sau khi chồng mất, bà chọn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh làm nơi nương tựa. Từ ngày vào đây, từ miếng ăn, giấc ngủ đến những việc cá nhân, bà đều được các nhân viên quan tâm, chăm sóc. Dưới mái nhà chung này, bà cảm nhận được hơi ấm tình thương, nhất là tình cảm thiêng liêng như người con đang chăm sóc mẹ hiền ở tuổi xế chiều. “Khi vào đây, tôi được các cô nhân viên chăm sóc tận tình, chu đáo. Xúc động lắm, tình cảm không khác gì các con chăm sóc mẹ già” - bà Hòa rưng rưng nước mắt chia sẻ. 

Mỗi người ở đây ai cũng có một câu chuyện riêng. Và 6 anh em nhà Điểu Đức có lẽ là hoàn cảnh đặc biệt nhất. Khi mẹ rồi đến cha lần lượt qua đời, 6 anh em Điểu Đức được chính quyền xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh gửi vào trung tâm để nuôi dưỡng. Các anh em khôn lớn cùng nhau, những lo lắng, đau thương được xoa dịu khi tình thương luôn ấm áp, tràn đầy. Điểu Đức là anh lớn nhất, năm nay học lớp 9, Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Lộc Ninh. Những ngày cuối tuần, Đức trở về trung tâm, cùng vui chơi với các “mẹ”, các em. Không chọn được hoàn cảnh xuất thân nhưng Đức tự hứa sẽ cố gắng học thật giỏi, trước là làm gương cho các em, sau để có cơ hội trả ơn các “mẹ” đã nuôi dưỡng mình trong thời gian qua. “Qua chuyện kể của các “mẹ”, em biết rằng có rất nhiều anh chị hoàn cảnh như em cố gắng học tập và hiện trở thành người có ích trong xã hội. Đó là mục tiêu để em phấn đấu học thật giỏi để sau này sẽ về thăm, phụng dưỡng lại các chú, các “mẹ” ở đây.

Chẳng mong gì cao sang, các nhân viên tại trung tâm chỉ mong các em khỏe mạnh lớn lên và trở thành người có ích cho xã hội

Chọn trung tâm bảo trợ để gắn bó đa phần là những hoàn cảnh đặc biệt trong cuộc sống. Công việc tiếp xúc với những trường hợp đặc biệt như thế với bao vất vả, nhưng lúc nào cán bộ, nhân viên ở trung tâm cũng hòa nhã, nhiệt tình. Niềm vui trong công việc với họ rất đỗi đơn giản, như chia sẻ của chị Dên Thị Mai, nhân viên chăm sóc của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh: “Có những cụ đã lẫn nhưng lại buột miệng gọi tên mình, tự dưng thấy vui và hạnh phúc lắm!”.  

Còn chị Nguyễn Thị Ngọc Vân là một trong các mẹ hiền của những trẻ em cơ nhỡ, bị bỏ rơi ở trung tâm. Chăm một lần 10 trẻ, lại có những em bị khuyết tật, đó không phải là điều dễ dàng. Nhưng chính tiếng cười, sự ngây thơ, kháu khỉnh của các bé đã giúp chị xua tan mệt mỏi. “Chỉ mong sao chúng tôi có sức khỏe để đồng hành với các con thật lâu dài, học hành đến nơi đến chốn, sau này trở thành người có ích cho xã hội. Đó chính là niềm hạnh phúc với chúng tôi” - chị Vân mong muốn. 

…Và hạnh phúc nảy nở

Hơn 25 năm thành lập, đã có hàng trăm mảnh đời được cưu mang, nuôi dưỡng tại trung tâm này. Ở mảnh đất khô cằn trên biên giới, đã có hàng chục câu chuyện đẹp được mọi người biết đến vì những tình cảm, việc làm mà họ tạo cho nhau rất đỗi yên bình và thấm đẫm tình người. 

Ở tuổi 80, ông Trương Thanh Tuần đã có 10 năm gắn bó tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Tuổi già tự tìm đến với nhau, ông chọn sống và gắn bó với bà Nguyễn Thị Hồng, một phụ nữ khuyết tật cũng đang cư ngụ tại trung tâm này. Hằng ngày, ông thay nhân viên trung tâm chăm sóc bà Hồng. Ông vệ sinh cá nhân, rồi giặt áo quần, các đồ dùng cho bà. Bỏ qua những ánh mắt dò xét, hoài nghi của mọi người buổi ban đầu, giờ đây ông bà kết thành một gia đình nhỏ hạnh phúc ngay tại gia đình lớn này. Ông Tuần chia sẻ: Ban đầu, tôi cũng ngại, xấu hổ lắm, vì sợ người ta nói này, nói kia. Nhưng cuối cùng tình thương mến thương nảy nở, tôi thương và đồng cảm với hoàn cảnh của bà ấy. Chọn gắn bó với bà ấy, tôi có niềm hạnh phúc riêng tuổi xế chiều.

Gặp nhau ở một hoàn cảnh đặc biệt, tuổi già của ông Trương Thanh Tuần và bà Nguyễn Thị Hồng trôi qua một cách nhẹ nhàng, hạnh phúc.

Gặp nhau ở một hoàn cảnh đặc biệt, tuổi già của ông bà trôi qua một cách nhẹ nhàng. Chăm sóc nhau từ những việc làm nhỏ, tự tạo cho nhau niềm vui bằng những năng khiếu riêng… Bà Hồng móm mém cười: Tôi và ông Tuần cũng có hoàn cảnh như nhau, đều chịu ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin. Chọn gắn bó với nhau là cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Những lúc thong thả, ông ấy đẩy tôi trên chiếc xe lăn, cùng hát vài giai điệu về tình yêu, quê hương, đất nước… Đó là niềm vui hạnh phúc thật khó diễn tả nên lời. 

Cùng sinh hoạt dưới mái nhà chung, mỗi người đều có một khái niệm hạnh phúc riêng. Với những người còn minh mẫn, họ kết đôi, nói chuyện và chia sẻ cùng nhau… đó là hạnh phúc; với người đã lẫn, họ cười cười, nói nói với thế giới riêng của mình… đó cũng là hạnh phúc. Và với những nhân viên chăm sóc của trung tâm, niềm hạnh phúc trong công việc không gì ngoài sức khỏe, tạo thêm niềm vui cho người cao tuổi; là sự phát triển toàn diện, là tiếng cười của trẻ em… “Hạnh phúc cho mọi người”, chủ đề của Ngày quốc tế Hạnh phúc 20-3 năm nay chính là hành trình trao đi yêu thương và nhận lại yêu thương như thế.

World Cup
上一篇:Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
下一篇:Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?