(CMO) Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và chủ động phòng chống, hạn chế các tác động của triều cường, sạt lở, sụp lún, ngập úng đô thị, hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn..., là những yêu cầu quan trọng trong kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Biến đổi khí hậu (BÐKH) là một trong những thách thức lớn của vùng ÐBSCL, đặc biệt Cà Mau đã và đang phải đối mặt, với tác động ngày càng mạnh mẽ. Biểu hiện rõ nét là nhiệt độ tăng cao, hạn hán khốc liệt, xâm nhập mặn, lốc xoáy diễn ra thường xuyên; triều cường và sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến phức tạp. Từ đó, công tác phòng, chống thiên tai, bảo vệ sản xuất, cung cấp nước ngọt, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn, tốn kém.
Trong kế hoạch hành động ứng phó với BÐKH trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh đánh giá, tác động của BÐKH, nước biển dâng là xu thế tất yếu, phải sống chung và thích nghi, phải biến thách thức thành cơ hội đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Theo đó, để đạt được mục tiêu này, trước tiên cần có các giải pháp chủ động thích ứng, chủ động tiếp cận, linh hoạt với tác động của BÐKH và các điều kiện tự nhiên khác.
Trồng rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh tập trung chỉ đạo để giảm tác động của thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu. Ðể chủ động tiếp cận và thích ứng linh hoạt trước BÐKH, thời gian qua, tỉnh triển khai xây dựng hệ thống trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn, tiêu biểu như: trạm đo mưa, trạm khí tượng cao không, trạm giám sát BÐKH, trạm thuỷ văn, trạm hải văn… với công nghệ hiện đại, có độ chính xác cao. Tất cả nhằm mục tiêu cung cấp thông tin, dữ liệu về khí tượng thuỷ văn, phục vụ cho việc dự báo, cảnh báo sớm các điều kiện khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng do BÐKH; và cả dự báo xâm nhập mặn, phục vụ phát triển KT-XH, phòng tránh thiên tai, nhất là trong việc cảnh báo thời tiết dông bão trên biển cho các phương tiện khai thác.
Một động thái tích cực cho thấy sự chủ động trong thích ứng với BÐKH trên địa bàn tỉnh là thời gian qua các cấp, các ngành đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp với điều kiện thời tiết hiện nay và dự báo trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, tỉnh còn tiến hành nghiên cứu điều chỉnh, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong điều kiện mới, phù hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng. Thực hiện công tác điều tra, đánh giá, thống kê tài nguyên nước để có kế hoạch khai thác và sử dụng một cách hợp lý và bền vững. Tìm kiếm nguồn nước ngọt, xây dựng các hồ sinh thái tăng cường khả năng tích nước tự nhiên hoặc ứng dụng công nghệ xử lý nước mặn, nước lợ thành nước ngọt, đáp ứng yêu cầu cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân trong tỉnh.
Thực hiện những biện pháp cấp bách về phòng, chống sạt lở, sụp lún nghiêm trọng tại một số khu vực bờ biển, bờ sông; đặc biệt thực hiện nghiên cứu đánh giá sụp lún đường trên địa bàn 2 huyện Trần Văn Thời, U Minh và đề xuất các giải pháp khắc phục, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, chỉnh trang đô thị, khu dân cư..., từ đó góp phần ổn định sản xuất và đời sống dân cư vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Ngoài ra, nhiều hệ thống đê bao, cống ngăn mặn, giữ ngọt, chống khô hạn… được cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây dựng mới phù hợp với điều kiện tự nhiên theo từng tiểu vùng sản xuất; đầu tư, xây dựng mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt.
Ðặc biệt, trong nhiều năm qua, dù nguồn kinh phí còn rất hạn chế, nhưng hàng trăm ki-lô-mét kè ven biển, ven sông, đê biển đã được triển khai xây dựng nhằm khắc phục tình trạng sạt lở, sụp lún. Song song với đó là đầu tư các dự án trồng, bảo tồn, khôi phục rừng ngập mặn, rừng ven biển nhằm chống xói lở và đẩy mạnh quá trình bồi lắng ven bờ. Nhiều cánh rừng phòng hộ ven biển được tái tạo, góp phần quan trọng trong nỗ lực hạn chế sạt lở ven biển, ven sông.
Dù nguồn kinh phí còn hạn hẹp nhưng tỉnh đã nỗ lực xây dựng được hàng chục ki-lô-mét kè ly tâm tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ven biển.
Rà soát tình hình sử dụng đất, chủ động di dời, bố trí, sắp xếp lại điểm dân cư sống ven đê, ven sông, ven biển; trong đó, kiểm soát và hạn chế việc xây dựng các điểm dân cư tập trung tại các vùng sát bờ sông, bờ đê, kênh rạch có nguy cơ sạt lở cao cũng đang được tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt thời gian qua nhằm tránh thiệt hại khi xảy ra thiên tai.
Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; tăng cường kiến thức, năng lực thích ứng, bảo đảm sinh kế cho người dân những vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai; xây dựng các mô hình cộng đồng thích ứng hiệu quả với BÐKH và hình thành ý thức cho mỗi người dân trong xã hội chủ động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với BÐKH; đảm bảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp, các ngành được xây dựng, cập nhật, bổ sung phải tính đến các yếu tố BÐKH… Ðó là những giải pháp trọng tâm trong kế hoạch hành động ứng phó với BÐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra, không chỉ để giảm nhẹ thiệt hại của thiên tai mà còn hướng tới đưa kinh tế tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững.
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BÐKH giai đoạn 2021-2030 khoảng 19.011 tỷ đồng. Trong đó, dự kiến huy động từ các nguồn như: ngân sách địa phương khoảng 207,5 tỷ đồng; ngân sách Trung ương hỗ trợ và sử dụng vốn ODA khoảng 18.178 tỷ đồng; ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng NTM, chương trình khoa học công nghệ 302,5 tỷ đồng; nguồn vốn do các tổ chức quốc tế tài trợ khoảng 323 tỷ đồng.
Theo đó, sẽ có 3 nhóm dự án lớn với 55 công trình, dự án nhỏ sẽ được triển khai từ nay đến năm 2030.
Nguyễn Phú
【kết quả c1 tối qua】Chủ động tiếp cận, thích ứng biến đổi khí hậu
人参与 | 时间:2025-01-13 03:08:51
相关文章
- Vàng được khai thác như thế nào?
- Tập trung thực hiện 3 bứt phá, 2 trọng tâm
- Angimex (AGM) dự kiến sử dụng quỹ đầu tư phát triển hơn 120 tỷ đồng để bù lỗ lũy kế
- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Giải ngân đầu tư công, vai trò của địa phương là quan trọng
- Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
- Cà Mau: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt gần 900 triệu USD
- Đánh giá lại những yếu kém, lỗ hổng trong dự trữ, cung ứng xăng dầu
- Phòng chống tham nhũng: Kiểm soát quyền lực chưa được quan tâm đúng mức
- Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- Cần giải pháp chống “lãng phí vô hình”
评论专区