游客发表
发帖时间:2025-01-10 02:02:17
Trong một nghiên cứu được cho là sẽ giúp các chính phủ lên ngân sách bảo vệ cơ sở hạ tầng,ơnướcbiểndângcaogâythiệthạilớnvềkinhtếti so giai duc các nhà khoa học chỉ ra rằng các thành phố sẽ phải chi nhiều tiền của hơn để đối phó và khắc phục hậu quả lũ lụt nghiêm trọng sau các cơn bão lớn trong khi mực nước biển ngày càng dâng cao trong những thập kỷ tới. Đồng tác giả của nghiên cứu này, Juergen Kropp - hiện làm việc tại Viện Nghiên cứu Ảnh hưởng của Khí hậu Potsdam - cho biết những tác động gián tiếp từ việc mực nước biển dâng cao nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các tác động trực tiếp.
Ví dụ tại thủ đô Copenhagen (Đan Mạch), vào năm 2050, mực nước biển sẽ tăng 11 cm so với mực nước biển năm 2010, buộc chính quyền thành phố này phải chi khoảng 1 tỷ euro (1,1 tỷ USD) mỗi năm để khắc phục các hậu quả nếu không có biện pháp bảo vệ. Trong khi đó, nghiên cứu này ước tính số tiền phải tiêu tốn sẽ lên tới 4 tỷ euro nếu mực nước biển tăng thêm 25 cm vào năm 2050, tương tự kịch bản tồi tệ nhất mà cơ quan nghiên cứu khí hậu của Liên hợp quốc đưa ra. Theo kết quả của một nghiên cứu năm 2014, nếu xảy ra kịch bản xấu nhất mực nước biển có thể cao thêm 1m vào năm 2100, số tiền bỏ ra để đối phó với tình trạng này có thể lên tới 0,3-9% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Mực nước biển ngày càng dâng cao, một phần là do nhiệt độ trên Trái Đất tăng khiến băng tại các dãy Andes, Alps và một phần núi băng ở Greenland cũng như Nam Cực tan chảy.
Theo tác giả chính của nghiên cứu, Jochen Hinkel, thuộc tổ chức Diễn đàn Khí hậu Toàn cầu tại Berlin, các nhà khoa học chỉ ra những hậu quả và nguy cơ nghiêm trọng, song mọi tính toán của họ đều dựa trên giả thuyết là giới chức không hề có bất kỳ biện pháp phòng vệ nào. Ông cho rằng việc xây dựng hàng rào và đê ngăn nước biển xâm thực tại các bờ biển có thể là giải pháp phòng ngừa ít tốn kém mà hiệu quả.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接