【kèo bóng đá hom nay】Quy định về xử phạt vi phạm về hải quan: Chưa chặt chẽ, thiếu chế tài

时间:2025-01-10 19:55:47 来源:Empire777

quy dinh ve xu phat vi pham ve hai quan chua chat che thieu che tai

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng KVII làm thủ tục cho DN Ảnh: M.Hùng

Tăng chế tài xử phạt

Cục Hải quan Hải Phòng cho biết, đơn vị vẫn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc về quyết định xử phạt VPHC. Tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định 97/2007/NĐ-CP qui định thẩm quyền của nhân viên Hải quan được phạt tiền đến 200.000 đồng nhưng việc phân định thẩm quyền tại Điều 29 lại qui định “Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt qui định đối với từng hành vi vi phạm”.

Trong khi đó, mức qui định khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm qui định trong Nghị định 97/2007/NĐ-CP lại không có hành vi nào mức phạt tiền tối đa của khung là 200.000 đồng. Do vậy, qui định của Điểm b Khoản 1 Điều 28 Nghị định 97/2007/NĐ-CP là không có tính khả thi. Cục Hải quan TP.Hải Phòng kiến nghị cần tăng thẩm quyền xử phạt của nhân viên Hải quan đối với một số hành vi vi phạm đơn giản để việc qui định thẩm quyền xử phạt của nhân viên Hải quan được thực thi hoặc loại bỏ qui định này.

Thực tiễn trong quá trình áp dụng Nghị định 97/2007/NĐ-CP, Nghị định 18/2009/NĐ-CP, tại Cục Hải quan Hải Phòng đã phát sinh nhiều hành vi trong Nghị định chưa đề cập tới nên không có chế tài xử phạt. Cụ thể: Hiện nay, có nhiều DN khi cơ quan Hải quan yêu cầu xuất trình hồ sơ và các tài liệu có liên quan đến hàng hóa XNK để tiến hành kiểm tra sau thông quan nhưng DN đã không đến đúng hẹn, một số DN có hành vi cố tình kéo dài thời gian trì hoãn việc kiểm tra của cơ quan Hải quan.

Trong khi đó, tại các Nghị định 97/2007/NĐ-CP và Nghị định 18/2009/NĐ-CP lại chưa có chế tài xử phạt đối với hành vi này. Để đảm bảo việc tuân thủ nghiêm pháp luật, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, việc quản lí Nhà nước về hải quan được tiến hành từ quản lí thủ công sang hiện đại, chuyển tiền kiểm sang hậu kiểm đòi hỏi sự tự giác, tuân thủ pháp luật của DN. Cục Hải quan Hải Phòng đề nghị bổ sung thêm chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm nêu trên để kịp thời răn đe đối với các hành vi vi phạm của DN, tạo hành lang pháp lí cho công tác kiểm tra sau thông quan.

Ngoài ra, Cục Hải quan Hải Phòng cũng đề nghị cần bổ sung chế tài xử phạt đối với một số hành vi không khai báo với cơ quan Hải quan đối với nguyên phụ liệu tự cung ứng thuộc hợp đồng gia công; NK hàng hóa (thuộc diện phải có giấy phép) nhưng lại không có giấy phép NK. Trên thực tế, các hành vi này đã được qui định tại Khoản 3, 4 Điều 34 Nghị định 06/2008/NĐ-CP của Chính phủ qui định về xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các qui định này trong lĩnh vực hải quan đã phát sinh vướng mắc trong trường hợp khi đã có quyết định xử phạt VPHC và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam mà DN xuất trình giấy phép NK cho lô hàng.

Bổ sung một số qui định

Theo Cục Hải quan Hải Phòng, tại Điều 7 Nghị định 97/2007/NĐ-CP qui định những trường hợp không xử phạt VPHC, tại Khoản 7 có qui định: “Khai đúng tên hàng hóa thực XK, NK nhưng khai sai mã số, thuế suất lần đầu”. Được hiểu là khai sai mà số thuế từ lần thứ hai trở đi sẽ bị xử phạt.

Tuy nhiên trên thực tế, việc khai sai mã số thuế lần đầu thường không cập nhật trong cơ sở dữ liệu quản lí thông tin vi phạm, nên không có đủ cơ sở để các đơn vị xác định việc khai sai mã số thuế từ lần thứ hai trở đi. Vì vậy, Cục Hải quan Hải Phòng đề xuất, trường hợp này tuy không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quản lí thông tin vi phạm để làm cơ sở xác định khai đúng tên hàng hóa thực XK, NK nhưng khai sai mã số, thuế suất lần thứ hai trở đi.

Ngoài ra, trong một số trường hợp cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi VPHC (Quyết định khám hàng hóa, phương tiện theo thủ tục hành chính; Quyết định tạm giữ hàng hóa, tang vật VPHC) đối với lô hàng không có mặt hoặc vắng mặt chủ hàng trong nước, cơ quan Hải quan không thể thực hiện quyết định khám vì hãng tàu không đồng ý cấp lệnh giao hàng, đơn vị cảng chi phối thực hiện quyết định khám/tạm giữ khi hãng tàu cấp lệnh giao hàng hoặc có ý kiến đồng ý của hãng tàu.

Cục Hải quan Hải Phòng cho rằng, tồn tại tình trạng trên là do Luật Hải quan, Nghị định 97/2007/NĐ-CP và Nghị định 18/2009/NĐ-CP không qui định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong trường hợp vắng mặt chủ hàng, đơn vị nào phải thực hiện việc xuất trình hàng hóa cho cơ quan Hải quan khám. Các văn bản pháp luật trên cũng chỉ qui định hãng tàu và đơn vị kinh doanh kho bãi cảng là người chứng kiến nên dẫn đến tình trạng cơ quan Hải quan phải làm toàn bộ các thủ tục lấy lệnh giao hàng (chỉ có giá trị kiểm tra hàng hóa) của hãng tàu (đại lí vận tải), đổi lệnh, nộp tiền chi phí khám cho đơn vị cảng.

Cục Hải quan Hải Phòng kiến nghị, trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan, Nghị định hướng dẫn thi hành luật xử lí VPHC trong lĩnh vực hải quan cần qui định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của các đại lí hãng tàu/người vận chuyển và các đơn vị kinh doanh kho bãi cảng trong việc phục vụ công tác quản lí Nhà nước về hải quan.

Huệ Minh

推荐内容