游客发表
发帖时间:2025-01-10 01:58:41
Giảm 50% lệ phí trước bạ - liều thuốc kích cầu cho ô tô nội địa đến hết 2020 | |
Bộ Tài chính trình Chính phủ dự án Nghị định về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô | |
Giảm lệ phí trước bạ,mấtbrugge vs người tiêu dùng sẽ tiết kiệm đến 300 triệu đồng | |
Sẽ giảm 50% lệ phí trước bạ ngay khi ký ban hành Nghị định hướng dẫn |
Người mua xe từ nay đến hết năm 2020 có thể hưởng lợi lên tới 300 triệu đồng. Ảnh: H.P |
Gián đoạn chuỗi cung ứng, sức mua giảm
Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, số thu lệ phí trước bạ đối với ô tô chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu về lệ phí trước bạ và tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2017 chiếm 69%; năm 2018 chiếm 69,7%; năm 2019 chiếm 74,6%. Số thu lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước trung bình khoảng 16.000 tỷ đồng/năm.
Tại buổi họp báo Chính phủ tháng 6/2020, trả lời về câu hỏi có được hồi tố giảm lệ phí trước bạ trong thời gian từ khi có Nghị quyết 84 đến khi Chính phủ ban hành Nghị định hay không, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, Chính phủ yêu cầu giảm 50% lệ phí trước bạ để kích cầu tiêu dùng nên quan điểm của cơ quan soạn thảo Nghị định hướng dẫn là không nên hồi tố. Nếu có quy định hồi tố thì sẽ phải trả lại tiền cho những người đã mua xe trước thời điểm có Nghị định. Điều này phức tạp, không hợp lý, không có tác dụng kích cầu tiêu dùng. Do đó, quy định giảm 50% lệ phí trước bạ này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành Nghị định. |
Tuy nhiên, từ tháng 12/2019, đại dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc và nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia trên thế giới, đã ảnh hưởng tới rất nhiều ngành, nghề, trong đó có ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Trong thời gian thực hiện cách ly xã hội, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô lớn như Thaco, Thành Công, VinFast, Toyota, Honda, Mercedes... phải tạm ngừng hoạt động sản xuất, lắp ráp.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tính chung 4 tháng đầu năm 2020, doanh số bán ra của toàn thị trường giảm 38,8% (chỉ còn 60.825 xe) so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, xe lắp ráp trong nước giảm 33%, xe nhập khẩu giảm 40% so với cùng kỳ 2019. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị như vận tải, nhà cung ứng, nhà phân phối... cũng gặp khó khăn dây chuyền, doanh thu giảm đáng kể.
Đến nay, dịch Covid-19 tại Việt Nam được kiểm soát, các hãng ô tô đã tái khởi động việc sản xuất, nối lại chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, trước tác động nặng nề của dịch Covid-19, việc tái sản xuất và nối lại các chuỗi cung ứng sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước do lượng xe tồn kho còn cao nên công suất sản xuất, lắp ráp hiện chỉ duy trì ở mức rất thấp.
Để giảm bớt áp lực cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nội địa trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Một trong những chính sách được đưa ra là giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 nhằm kích thích tiêu dùng trong nước.
Có hiệu lực tức thì
Nghị định số 70 chính là văn bản cụ thể hóa chính sách nói trên. Theo đó, bắt đầu từ ngày 28/6 đến ngày 31/12/2020, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự được sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP của Chính phủ về lệ phí trước bạ và các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương.
Tổng cục Thuế đã có công điện gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố để chỉ đạo các Chi cục Thuế trên địa bàn tỉnh kịp thời triển khai thực hiện áp dụng mức thu lệ phí trước bạ mới nhằm kích thích tiêu dùng trong nước theo chỉ đạo của Chính phủ. |
Theo quy định hiện hành, mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự là 2%. Riêng ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần đầu là 10% (Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung). Mức thu từ lần thứ 2 trở đi là 2%. Ô tô vừa chở người, vừa chở hàng (pick-up) có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống, ô tô tải VAN có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1.500 kg nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 60% mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Mức thu từ lần thứ 2 trở đi là 2%.
Cơ quan soạn thảo đánh giá, việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước là giải pháp góp phần trực tiếp giảm chi phí khi đăng ký sở hữu xe ô tô, tăng khả năng tiếp cận sản phẩm ô tô của người tiêu dùng, từ đó góp phần tác động đến tâm lý khách hàng quay trở lại mua xe ô tô sau dịch.
Áp dụng theo thực tế, nếu người mua xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước dưới 9 chỗ ngồi có trị giá 400 triệu đồng và đăng ký tại Hà Nội thì chỉ phải nộp lệ phí trước bạ là 24 triệu đồng so với mức quy định hiện hành là 48 triệu đồng (mức thu lệ phí trước bạ hiện hành là 12%). Với những trường hợp mua xe có giá trị cao hơn thì mức tiết kiệm sẽ cao hơn, tương ứng với giá trị xe. Theo tính toán sơ bộ, việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước giúp người tiêu dùng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tiết kiệm khoảng 15 – 300 triệu đồng (tùy mẫu xe) so với trước đây.
Đối với nhà sản xuất, phân phối ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, việc điều chỉnh giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ kích cầu tiêu dùng xe sản xuất, lắp ráp trong nước, hỗ trợ các nhà phân phối tiêu thụ được lượng xe tồn kho kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, tăng doanh thu, bù đắp chi phí, tổn thất do dịch bệnh, góp phần giúp ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sớm vượt qua khủng hoảng và phát triển. Bên cạnh đó, thông qua việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp các nhà sản xuất ô tô trong nước đẩy mạnh sản xuất, lắp ráp xe mới đưa vào thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của xe sản xuất, lắp ráp trong nước, phấn đấu đạt tỷ lệ xe sản xuất, lắp ráp trong nước chiếm 70%, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, hướng tới mục tiêu xuất khẩu sang khu vực ASEAN.
Đối với kinh tế - xã hội, đây là một trong những giải pháp giúp cho kinh tế tăng trưởng bởi ngành ô tô được đánh giá là ngành mũi nhọn, hiện đang đóng góp khoảng 3% GDP của cả nước. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, xu thế ô tô hóa (motorization) tại Việt Nam dự báo sẽ diễn ra trong thời gian tới, khi GDP bình quân đầu người vượt 3.000 USD và số xe trung bình đạt 50 xe/1.000 dân. Đến năm 2025, dự kiến nhu cầu thị trường trong nước đạt khoảng 800 đến 900 nghìn xe/năm và năm 2030 khoảng 1,5-1,8 triệu xe.
Để phục hồi tốc độ tăng trưởng ngành ô tô, bên cạnh các nỗ lực từ phía các nhà sản xuất, phân phối ô tô trong nước, việc giảm lệ phí trước bạ là giải pháp hỗ trợ tài chính cần thiết nhằm tăng sức mua trong nước, tạo đà cho việc tái sản xuất, nối lại chuỗi cung ứng. Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, có tác dụng lan tỏa sang các ngành kinh tế khác và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau dịch Covid-19.
Tuy nhiên, mức giảm này sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu của địa phương bởi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước thì khoản thu lệ phí trước bạ thuộc ngân sách địa phương. Bộ Tài chính cho biết, việc điều chỉnh giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước dự kiến làm giảm thu ngân sách địa phương năm 2020 khoảng 6.000 tỷ đồng.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接