Trao đổi với VietNamNet sáng 11/4,ĐHYHàNộivớicáchướngxửlýthísinhgianlậnđiểmthiđỗvàotrườket qua ukraine ông Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y Hà Nội, cho biết trường đã nhận được công văn của Bộ GD-ĐT gửi trên cơ sở kết quả chấm thẩm định và kết luận của cơ quan công an điều tra. | Trường ĐH Y Hà Nội đang chờ hồi âm từ Sở GD-ĐT Sơn La về danh sách thí sinh gian lận thi cử |
Theo đó, công văn của Bộ GD-ĐT nêu rõ các trường ĐH và các sở GD-ĐT địa phương căn cứ vào kết quả chấm thẩm định để xử lý vấn đề về tốt nghiệp THPT và xét ĐH. Theo ông Tùng, “Danh sách các thí sinh này không gửi về các trường ĐH mà được gửi về các Sở GD-ĐT địa phương. Trong công văn của Bộ cũng nêu các trường ĐH chủ động liên hệ với các sở GD-ĐT địa phương để có danh sách xử lý kết quả tuyển sinh”. Hiện có trường hợp một thí sinh quê Sơn La trúng tuyển vào trường với số điểm cao, khi điểm chấm lần đầu công bố là 28,4 điểm nhưng sau khi chấm thẩm định chỉ là 13 điểm - giảm hơn 15 điểm (trong khi điểm chuẩn của ngành Y Đa khoa là 24,75 điểm). Trường ĐH Y Hà Nội đã gửi công văn đến Sở GD-ĐT Hòa Bình và Sở GD-ĐT Sơn La nhưng hiện mới chỉ nhận được thông tin từ Hòa Bình mà chưa có thông tin gì từ Sơn La. Còn theo PGS.TS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, trong danh sách thí sinh được nâng điểm thi mà Sở GD-ĐT Hòa Bình gửi về trường, có 2 thí sinh đỗ vào ngành Y Đa khoa năm 2018. Trong đó, 1 thí sinh có điểm thực không đủ điều kiện trúng tuyển vào trường. Một thí sinh có điểm 1 môn thi tốt nghiệp THPT quốc gia bị giảm 2 điểm so với điểm thực ban đầu. Với trường hợp này, nhà trường đang chờ công văn của Sở GD-ĐT Hòa Bình thông báo thí sinh này có đủ điều kiện tốt nghiệp hay không thì trường mới có biện pháp xử lý. Ông Tú cho hay, với những trường hợp thí sinh không đủ điểm đỗ, nhà trường sẽ xử lý theo đúng Quy chế tuyển sinh là buộc thôi học. Được nâng điểm nhưng "không phải gian lận" thì xử sao? Ông Lê Đình Tùng cũng cho biết theo quy chế thì với những trường hợp sau thẩm định không đủ điểm trúng tuyển thì nhà trường phải ra quyết định buộc ngừng học. Trong trường hợp có gian lận thi cử mới quyết định buộc thôi học, còn lại thì chỉ là quyết định hủy quyết định nhập học vì chưa xác định được có yếu tố gian lận hay không. Cũng theo ông Tùng, nhà trường đang rà soát lại số lượng thí sinh vi phạm vì liên quan đến tổ hợp xét tuyển khác ngoài tổ hợp chính thống (Toán, Hóa, Sinh). Tuy nhiên, nếu sử dụng kết quả chấm thẩm định để tiến hành xử lý thì có nhiều tình huống xảy ra mà trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ không có. Do đó, nhà trường cũng phải xin ý kiến của Bộ GD-ĐT có hướng dẫn chi tiết để xử lý đối với từng trường hợp chi tiết. “Có 3 khả năng xảy ra. Thứ nhất là có những thí sinh trúng tuyển theo tổ hợp xét tuyển nhưng tổ hợp xét tốt nghiệp THPT lại không đạt, hướng xử lý là không đỗ tốt nghiệp thì cũng hủy kết quả trúng tuyển đại học. Thứ hai là đỗ tốt nghiệp nhưng tổ hợp xét tuyển ĐH sau thẩm định không đạt mức điểm chuẩn thì cũng phải hủy kết quả trúng tuyển. Hai trường hợp này thì hội đồng tuyển sinh của nhà trường hoàn toàn đủ cơ sở để kết luận buộc ngừng học. Nhưng trường hợp thứ 3 là đỗ tốt nghiệp, đỗ đại học nhưng qua chấm thẩm định của Bộ có sự chênh lệch giữa chấm thẩm định và chấm lần 1, thì xử lý như thế nào?". Vị này đặt tình huống: "Giả sử từ 7 điểm xuống 5 điểm một môn nhưng vẫn đỗ tốt nghiệp và trúng tuyển ĐH thì sao? Trong Quy chế Tuyển sinh có ghi rõ nếu thí sinh có gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia thì cơ sở đào tạo sẽ hủy kết quả trúng tuyển và ra quyết định buộc thôi học. Nhưng trong công văn của Bộ GD-ĐT gửi đến các trường thì không có từ nào liên quan đến kết luận “gian lận” mà chỉ nói "điểm không chính xác". Như vậy cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể để nhà trường xử lý”. Thanh Hùng Thí sinh Sơn La "tốp 3" đầu vào Trường ĐH Y Hà Nội được nâng 15,3 điểmNam sinh Sơn La thuộc "tốp 3" điểm trúng tuyển Trường ĐH Y Hà Nội sau khi chấm thẩm định thực chất chỉ đạt 13,1 điểm. |