【tỷ số bóng đá maroc】Tiềm năng du lịch còn bỏ ngỏ
Cảnh đẹp nhưng thiếu đầu tư
Thác Voi ở thôn 5,ềmnăngdulịchcogravenbỏngỏtỷ số bóng đá maroc xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng được xếp hạng di tích danh thắng cấp tỉnh năm 2017. Nơi đây từng là địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào M’nông. Xung quanh thác có nhiều tảng đá rộng, bằng phẳng. Vào mùa khô, dòng nước từ suối Đắk Rmo chảy nhẹ trên thác khiến du khách có cảm giác lâng lâng, mát rượi để thả hồn theo vũ điệu của núi rừng.
Thác Voi ở thôn 5, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng
Sau khi thăm thác Voi, du khách có thể đến trảng cỏ Bù Lạch. Trảng có diện tích hàng trăm héc ta, gồm nhiều trảng lớn, nhỏ nằm giữa cánh rừng già, ôm trọn hồ nước trong xanh rộng hàng chục héc ta, quanh năm không cạn. Không gian trảng cỏ Bù Lạch vắng lặng, chỉ nghe tiếng gió rì rào quyện lẫn tiếng chim rừng hót líu lo, thi thoảng lại bắt gặp vài chú trâu nhẩn nha gặm cỏ. Thác Voi và trảng cỏ Bù Lạch hiện còn hoang sơ và cách xa trung tâm, nhưng không có khu lưu trú, dịch vụ ăn uống nên khách chỉ đến và đi trong thời gian ngắn. Tình trạng này cũng dẫn đến những hệ lụy, làm ảnh hưởng cảnh quan và môi trường nơi đây. Anh Điểu Răng, Trưởng thôn 5, xã Đồng Nai cho hay: “Nhiều đoàn du khách đến, đi và để rác ở lại. Xung quanh bờ hồ xả đầy bọc ni-lon, vỏ chai nước. Vào những dịp lễ, tết, chính quyền địa phương phải phát động các hội, đoàn thể và đoàn viên thanh niên dọn vệ sinh quanh bờ hồ”.
Xã Đồng Nai có hơn 70% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều người trong số đó đang ở độ tuổi lao động không tìm được việc làm. Ông Điểu Tơ, già làng thôn 5, xã Đồng Nai cho biết: “Bà con rất mong những thắng cảnh được đầu tư thành khu du lịch đúng nghĩa. Nếu được vậy, chúng tôi có thể kinh doanh buôn bán, dệt thổ cẩm, mở quán ăn hoặc giữ xe. Càng nhiều du khách đến nghỉ dưỡng, vui chơi thì bà con sẽ có việc làm, tăng thu nhập cho gia đình”.
Tại huyện Bù Đăng có một địa danh khác là thác Đứng nằm trên địa bàn thôn 2, xã Đoàn Kết và một phần xã Minh Hưng. Năm 2013, thác được công nhận di tích danh thắng cấp tỉnh. Diện tích quy hoạch dự án gần 165 ha. Trong đó, khoảng 8.200m2đất công thuộc quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích, gần 156 ha quy hoạch đất ở nông thôn đã được bồi thường để thực hiện dự án. Thác Đứng còn hoang sơ và chưa được đầu tư xây dựng khu lưu trú cùng các dịch vụ khác. Hằng năm, số lượng du khách đến tham quan không nhiều, chủ yếu là người dân trong tỉnh. Bên cạnh đó, khâu chăm sóc, quản lý, giữ gìn vệ sinh chưa được tốt. Xung quanh thác luôn có rác thải. Anh Hoàng Ngọc Phúc ở thôn 2A, xã Bình Thắng, huyện Bù Gia Mập đến tham quan chia sẻ: “Tôi thấy việc dọn vệ sinh quanh thác chưa tốt. Ở đây không có dịch vụ giữ xe nên đi tham quan mà cứ sợ mất xe. Giá như có quán cà phê hay nhà hàng thì sẽ thu hút nhiều khách hơn. Tôi nghĩ nên xây dựng cây cầu bắc qua dòng thác để tạo cảnh quan cho khách chụp hình selfie”.
Khung cảnh xung quanh khu vực thác Đứng
Một địa danh du khách không thể bỏ qua khi đến Bù Đăng là Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo ở thôn Bom Bo, xã Bình Minh. Khu bảo tồn được đầu tư nhiều hạng mục, như: Nhà dài truyền thống, hệ thống đường giao thông, điện, nước, sân lễ hội, nhà đón tiếp, nhà lưu giữ làng nghề truyền thống, khu vườn cây Xuân Hồng… Trong khu còn trưng bày bộ cồng chiêng lớn nhất Việt Nam, bộ đàn đá có trọng lượng hơn 20 tấn do nghệ nhân Trương Đình Chiếu trao tặng. Ngoài ra, còn có khu bán hàng lưu niệm với đa dạng sản phẩm mang đậm nét văn hóa đồng bào S’tiêng. Mặc dù khu bảo tồn đã có các nhà nghỉ homestay dành cho du khách lưu trú với những hộ gia đình S’tiêng song hầu như chưa có du khách nào ở lại, bởi diện tích nhà ở chật hẹp, không đảm bảo vệ sinh và nhiều lý do khác.
Khách du lịch tham quan Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, huyện Bù Đăng
Ông Trịnh Công Long, Chủ tịch UBND xã Bình Minh cho biết: “Muốn du khách ở lại để xem nếp sống của đồng bào S’tiêng thì nên mở rộng du lịch homestay. Trong các năm qua, khu bảo tồn đã được Nhà nước đầu tư, nhưng cơ sở vật chất còn hạn chế. Khách tham quan rất thích nét văn hóa của người đồng bào, nhưng để giữ chân du khách ở lại thì cần đầu tư thêm nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ khác”.
Phát triển du lịch phải kết nối hạ tầng
Năm 2018, dự án khu du lịch sinh thái kết hợp phim trường trảng cỏ Bù Lạch được chuyển giao cho Công ty cổ phần Sản xuất - Xây dựng - Thương mại và Nông nghiệp Hải Vương làm chủ đầu tư. Người dân địa phương tiếp tục hy vọng, chờ đợi sự phát triển du lịch sẽ cho họ cuộc sống đổi đời. Ông Nguyễn Thái Hà, Chủ tịch UBND xã Đồng Nai cho biết: Thời gian qua, công tác đầu tư về du lịch trên địa bàn còn rất chậm. Nếu các dự án đi vào hoạt động sẽ phát triển thêm dịch vụ và ngành nghề truyền thống, tạo việc làm cho lao động ở địa phương.
Anh Điểu Răng ở thôn 5, xã Đồng Nai lượm rác xung quanh bờ hồ trảng cỏ Bù Lạch
Giữa năm 2020, UBND tỉnh đã tổ chức họp các sở, ngành, UBND huyện Bù Đăng thống nhất chủ trương thực hiện dự án tôn tạo di tích thác Đứng. Dự kiến tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng, trong đó vốn góp 35%, vốn vay 65% do Công ty TNHH Sơn Hà làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn đang bỏ ngỏ. Duy nhất chỉ có tuyến đường nhựa từ trung tâm xã đến thác đã được địa phương đầu tư. Ông Lương Nghĩa, Phó chủ tịch UBND xã Đoàn Kết cho biết: “Thác Đứng nằm cách xa khu dân cư nên địa phương cũng khó trông coi, quản lý. Địa phương đã trang bị thùng rác trên bờ, nhưng còn phụ thuộc vào ý thức của khách tham quan. Nếu họ không bỏ rác vào thùng thì xã cũng chưa có biện pháp xử lý. Theo tôi, để công tác du lịch đi vào nền nếp, cần có một doanh nghiệp đứng ra đầu tư, quản lý”.
“Năm 2018, số lượng du khách đến khu bảo tồn khoảng 18.000 người. 2 năm trở lại đây do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên khách tham quan khu bảo tồn ít dần. Để khu bảo tồn trở thành điểm du lịch hấp dẫn, cần phải đầu tư thêm nhiều hạng mục, nhất là nhà nghỉ, khách sạn, khu vui chơi giải trí...”. |
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bù Đăng |
Riêng Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo được giao cho UBND huyện Bù Đăng quản lý vào năm 2018. Hiện một số nhà trưng bày dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào S’tiêng bị bỏ hoang. Trong đó, 4 căn nhà lưu giữ làng nghề truyền thống đã xuống cấp, hư hỏng nặng. Khu bảo tồn còn thiếu dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn nên khách tham quan không thể ở lại.
Một trong những căn nhà làng nghề truyền thống đang bỏ hoang, xuống cấp hư hỏng nặng
Hiện những danh lam, thắng cảnh trên địa bàn đã được phân cấp cho UBND huyện Bù Đăng quản lý. Tuy nhiên, huyện chỉ thực hiện công tác trông coi, bảo tồn, còn việc đầu tư, tôn tạo thì chưa có kinh phí. Huyện cũng đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Bù Đăng sẽ ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng, kết nối các điểm du lịch, hình thành tour du lịch sinh thái.
“Thời gian qua, du lịch Bình Phước phát triển chưa xứng tầm, đầu tư chưa bài bản. Mới dừng lại ở việc đầu tư cho bảo tồn, tu bổ di tích lịch sử văn hóa, chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt, có sức cạnh tranh cao, thu hút doanh nghiệp lớn về đầu tư. Đề án Phát triển du lịch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 có tổng mức đầu tư hơn 26.000 tỷ đồng. Theo dự thảo đề án thì trong khoảng thời gian này, Bình Phước sẽ tập trung nguồn lực xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm du lịch tìm hiểu lịch sử, tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng và trải nghiệm…”. |
Ông Đỗ Minh Trung, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Muốn làm được điều này, Bù Đăng cần có thêm nguồn vốn đầu tư nhiều hạng mục, nhất là kết nối hạ tầng giao thông, xây dựng các dịch vụ lưu trú. Bên cạnh đẩy mạnh xã hội hóa, chính quyền địa phương cần nâng cao vai trò, trách nhiệm trong xây dựng nếp sống văn minh, tạo môi trường du lịch thân thiện. Có như vậy mới phát huy được tiềm năng, thế mạnh du lịch, thu hút ngày càng nhiều khách tham quan.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·Bảo hiểm y tế toàn dân ở Bình Phước
- ·Trường THPT Nguyễn Khuyến kỷ niệm 20 năm thành lập
- ·Tìm thông tin nơi phát hiện hài cốt liệt sĩ tại Campuchia
- ·Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Bệnh viện Quân dân y 16 ra quân huấn luyện năm 2023
- ·Hội thảo xác định phiên hiệu đơn vị, vị trí hài cốt liệt sĩ
- ·Kỷ niệm 58 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27
- ·Mở rộng không gian phát triển
- ·Hệ thống đo, ghi điện từ xa: Giải pháp an toàn trong sử dụng điện
- ·Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G
- ·Đường ngập rác
- ·Vì sao doanh nghiệp sẵn sàng chịu phạt nợ BHXH, BHYT?
- ·LLVT tỉnh xây dựng tiềm lực quốc phòng vững mạnh
- ·Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
- ·Triệu phú vùng biên
- ·1.075 cơ sở vi phạm, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- ·UBND tỉnh kiện toàn Ban chỉ đạo bảo vệ rừng
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·Cây phi lao bị chết hàng loạt trên QL14