发布时间:2025-01-12 03:47:55 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Lợi ích kép cho doanh nghiệp
Theo ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Logictics Việt Nam, hiện chi phí logictics ở Việt Nam đang chiếm khoảng 18 đến 19% trên tổng doanh số, khá cao so với khu vực. Vì vậy, nếu doanh nghiệp (DN) tích cực tham gia vào Cổng Dịch vụ công quốc gia sẽ góp phần kéo giảm nhanh chi phí này và đương nhiên lợi nhuận sẽ tăng lên. Ông Hiệp cũng cho rằng, không nên “mạnh ai nấy làm” mà nên có sự tích hợp đồng bộ hơn nữa.
Ông Nguyễn Thế Phương - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh bày tỏ: “Các DN chế biến gỗ thành phố hiện cũng đang rất lạc quan khi Chính phủ quan tâm hỗ trợ thông qua chương trình tin học hóa thủ tục hành chính.
Theo ông Phương: "Tiện ích từ việc thực hiện các thủ tục hành chính, thực hiện nghĩa vụ tài chính DN do vậy, cộng đồng DN chúng tôi xem đây là nguồn tài nguyên lớn khi tham gia Cổng Dịch vụ công quốc gia".
Hiện nay các DN thuộc Hiệp hội Chế biến gỗ thành phố đang rất phấn khởi, tự tin, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình số hóa lâu dài thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Còn theo ông Huỳnh Quang Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ Việt Nam, đặc thù của ngành chế biến gỗ có thị trường rộng lớn khoảng 120 quốc gia với doanh số khoảng 10 tỷ USD. Tiện ích đa chiều mà cộng đồng DN lâu nay mong đợi từ phía nhà quản lý là được tiếp cận những thông tin tích hợp tại Cổng Dịch vụ công quốc gia giúp cho các DN giảm được rất nhiều khoản chi phí và thời gian. Nguồn chi phí này có ý nghĩa rất lớn góp phần tăng lợi nhuận sản xuất, kinh doanh nhất là trong thời điểm dịch Covid - 19.
Khảo sát tại khu vực phía Nam nơi có số đông các DN, tập đoàn đang hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm thị phần lớn của Việt Nam cho thấy, hầu hết đều cho rằng: Các dịch vụ công áp dụng thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia dành cho DN đến thời điểm này đều mang lại lợi ích rất lớn (trong đó nhu cầu về thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến... cần sớm được triển khai đồng bộ).
Hiện nay, cộng đồng DN khu vực phía Nam đang tập trung vào khai thác các nhóm thủ tục hành chính đã vận hành thông suốt trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, cùng một số tính năng đặc biệt như thanh toán trực tuyến, gửi phản ánh kiến nghị cho Chính phủ, tra cứu thông tin quy trình thủ tục... và giới thiệu các phương án, lộ trình phát triển tiếp theo để thu hút sáng kiến, góp ý từ DN…
Lợi ích từ phía nhà quản lý
Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng: “Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ trong lộ trình bước chuyển từ giai đoạn chính phủ kiến tạo sang chính phủ phục vụ, thông qua tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia, các DN có thể thực hiện thủ tục tại tất cả các bộ, ngành, địa phương và thực hiện thanh toán trực tuyến nhiều nghĩa vụ tài chính liên quan. Quá trình giải quyết các thủ tục thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia không chỉ được thông tin tới các DN, mà Văn phòng Chính phủ cũng tiếp nhận thông tin để đồng hành đôn đốc, theo dõi và chấn chỉnh kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong khâu giải quyết. Ưu điểm rất lớn của việc này là tạo thuận lợi cho người dân, DN đồng thời còn tạo thêm kênh giám sát việc thực hiện, bảo đảm tính minh bạch trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến”.
Hiện tại, Cổng Dịch vụ công quốc gia vẫn đang trong lộ trình tiếp tục tích hợp các dịch vụ công, cải tiến, phát triển để phục vụ ngày một hiệu quả hơn cho người dân và DN, cả về quy trình nghiệp vụ của cổng lẫn giao diện, độ tiện lợi cho người dùng.
Theo số liệu do bộ phận vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia cung cấp, ở thời điểm này đã có trên 170.000 tài khoản đăng ký (trong đó có gần 2 ngàn tài khoản của DN, tốc độ tăng khá nhanh so với trước đây). Cũng theo thống kê của Văn phòng Chính phủ, hiện đã có trên 42 triệu lượt truy cập, đặc biệt là đã tích hợp, cung cấp 512 dịch vụ công trực tuyến (gồm 288 dịch vụ công cho DN).
Ông Lê Đức Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Tổng cục Hải quan cho biết, riêng đối với ngành Hải quan, kể từ năm 2014 đến nay đã áp dụng 172 thủ tục hải quan cấp độ 3 - 4, trong 6 tháng đầu năm 2020 đã có 198 dịch vụ công trực tuyến trong ngành được áp dụng với trên 70 ngàn DN. Kết quả, đã có 97% DN sử dụng phương thức nộp thuế điện tử. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí cho DN mà còn tiết kiệm nguồn nhân lực, phương tiện cho ngành Hải quan với giá trị rất cao.
Mong muốn chung nhất của cộng đồng DN là Cổng Dịch vụ công quốc gia phải thông suốt, đồng bộ hơn nữa, tiện ích hơn nữa nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tiết kiệm mọi chi phí, tạo thuận lợi cho DN cùng phát triển trong thời gian tới.
Theo ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ, mục tiêu từ nay đến cuối năm năm 2020 cả nước sẽ cắt giảm 20% các thủ tục quy định về hoạt động kinh doanh, thủ tục hành chính ở tất cả các bộ, ngành, địa phương.
Trước mắt kể từ 1/7/2020, Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp và Bảo hiểm xã hội áp dụng một số dịch vụ khai báo, chứng thực, đăng ký thủ tục hồ sơ đối với mọi tổ chức cá nhân và doanh nghiệp./.
Gia Cư
相关文章
随便看看