【pari vs】Nghề làm bánh kẹo vào mùa

时间:2025-01-25 11:43:26 来源:Empire777

Cứ vào dịp giáp tết,ềlmbnhkẹpari vs những hộ làm bánh kẹo truyền thống hết sức bận rộn. Mọi thứ dường như đang tất bật chạy đua cùng thời gian để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán đang đến rất gần.

Được đầu tư toàn bộ bằng dây chuyền hiện đại, Song Phụng đã trở thành một cơ sở công nghiệp nông thôn thực thụ.

Những chiếc bánh in, kẹo đậu phộng, mứt bí đao hay đơn giản hơn là mứt dừa, chuối ngào đường… là phẩm vật không thể thiếu trong mỗi nhà khi tết đến. Bánh kẹo truyền thống dẫu chưa đạt được độ tinh xảo như hàng công nghiệp nhưng vẫn mang lại cái dư vị đậm đà, ngọt ngào khó quên cho những ai đã từng ăn thử. Phía người tiêu dùng, dù thị trường thực phẩm khá phong phú về chủng loại, nhưng nhiều người vẫn chuộng các sản phẩm làm thủ công, bởi lý do đơn giản là biết người chế biến sản phẩm không dùng hóa chất.

Vừa tới đầu ngõ, tiếng nói cười phát ra từ cơ sở Mã Phước (ấp 1, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh) đã xôn xao một góc xóm. Gần chục công nhân người gọt vỏ bí đao, người đốt lò sên mứt, người thì đổ mứt ra vỉ phơi như tranh thủ cho đặng nắng. Mùi hương hòa quyện vào cái se lạnh buổi sáng dường như kéo tết về gần hơn. Chỉ vào những vỉ mứt bí đao đang phơi cặp bờ sông, ông Mã Phước, chủ cơ sở chia sẻ: “Bắt tay vào sản xuất hơn tháng rồi, mỗi ngày cơ sở sản xuất 300kg mứt. Năm nay, con lộ phía trước đã sửa sang lại nên chỗ phơi thông thoáng lắm, nhờ vậy sản lượng làm ra cũng nhiều hơn”.

Mọi công đoạn từ gọt bí đến sên mứt gần như đều làm thủ công, cho nên sản phẩm làm ra chỉ vừa đủ cung ứng cho những đơn hàng đặt sẵn chứ không có nhiều để bán đại trà. Dịp này, cơ sở Mã Phước cung cấp cho thị trường khoảng 10 tấn mứt thành phẩm. Mặc dù cơ sở nằm bên kia sông của thành phố Vị Thanh nhưng ai cũng tìm đến tận nơi để mua. “Theo nghề đã hơn 20 năm, đến nay, mặc dù trên thị trường có rất nhiều hãng cạnh tranh nhưng rất nhiều người vẫn tìm đến vào mỗi dịp tết. Phần thì nghe danh, phần thì được giới thiệu, chứ cũng không quảng cáo chi hết. Tết năm nay hơi buồn vì nguồn nguyên liệu bí đao khan hiếm, do mấy năm trước giá rớt thê thảm nên ít người trồng, bởi vậy chi phí đầu vào cao hơn. Cơ sở biết vậy nên cũng ngại sản xuất nhiều, sợ bán không hết và cũng lo khách hàng ngán giá bán cao”, ông Mã Phước tâm sự.

Hiện nay, trong tỉnh vẫn còn duy trì khá nhiều cơ sở làm bánh, kẹo truyền thống, có thể kể đến những cơ sở như Song Phụng, Kim Lập Thành ở thành phố Vị Thanh, Tân Mỹ ở thị xã Long Mỹ hay Bạch Nguyệt ở huyện Phụng Hiệp… Mỗi cơ sở cung ứng ra thị trường từ 8-10 tấn bánh, kẹo các loại vào dịp tết. Đây đều là những cơ sở làm bánh, kẹo gia truyền được thị trường ưa chuộng, tiêu thụ mạnh và không còn xa lạ gì đối với người dân Hậu Giang.

Được đầu tư toàn bộ bằng dây chuyền hiện đại, cơ sở Song Phụng ở đường Ngô Hữu Hạnh, phường I, thành phố Vị Thanh, đã trở thành một cơ sở công nghiệp nông thôn thực thụ. Ngoài sản xuất cung cấp riêng cho mùa tết, cơ sở này còn sản xuất kẹo đậu phộng quanh năm để phục vụ thị trường trong, ngoài tỉnh. Ông Lưu Vĩnh Thuận, chủ cơ sở cho biết: “Được đầu tư máy móc đầy đủ, tết năm nay ngoài sản xuất kẹo tiêu thụ thị trường trong tỉnh, cơ sở còn giao hàng tại thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều người tin tưởng đặt hàng vì chất lượng bảo đảm...”.

Không có cảnh đông đúc như cơ sở có tiếng kể trên nhưng mỗi độ tết đến, bếp lò nhà bà Lê Thị Thùa, ở thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, vẫn đỏ rực. Năm nay, ngoài món bánh kẹp và chuối ngào đường, bà Thùa còn làm thêm mứt dừa sên dẻo. “Cái nghề này đã gắn bó với tôi hơn 5 năm rồi. Bình thường cứ một tuần làm một lần rồi mang ra chợ Nàng Mau bán. Lâu dần, nhiều người biết đến nên cứ mỗi dịp tết là có người đến đặt hàng. Mới mấy bữa nay mà có 6 đơn hàng đặt 30kg mứt dừa với chuối ngào”, bà Thùa cho biết.

Ghé nhà bà Thùa vào buổi sáng, không được tận mắt chứng kiến khâu nướng bánh kẹp nhưng chúng tôi không khỏi tấm tắc trước quá trình làm bánh thật chuyên nghiệp. Mỗi sáng sớm, con gái của bà đảm trách khâu nạo dừa, pha trộn bột, đốt lò rồi quay sang gọt chuối xiêm. Sau khi chợ về bà Thùa chỉ việc ngồi vào vị trí nướng bánh. “Nướng xong bánh mới quay sang chiên chuối. Hai thứ này làm liên tục, còn mứt dừa thì ai đặt mới làm. Buổi sáng thì tôi đi chợ bán, trưa về ăn cơm xong là bắt tay vào công việc. Toàn đồ nhà làm nên bán rất rẻ, chủ yếu lấy công làm lời. Bánh kẹp, chuối ngào bán mỗi kg 60.000 đồng, còn mứt dừa thì 100.000 đồng/kg. Chừng nửa tháng nữa khách đặt mới nhiều, nhưng bây giờ phải tranh thủ kiếm nguyên liệu trước”, bà Thùa chia sẻ.

Bài, ảnh: KIM ĐIỀU

推荐内容