【du doanbd】Cơ cấu sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu
(CMO) Những năm gần đây, trước tác động của biến đổi khí hậu (BÐKH), nhất là hiện tượng xâm nhập mặn đã khiến vùng sản xuất theo hệ sinh thái ngọt của tỉnh ngày một thu hẹp. Do đó, việc chuyển đổi loại hình sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với điều kiện từng địa phương, song song với đó là đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, công trình thuỷ lợi đáp ứng sản xuất để thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển bền vững hệ sinh thái ngọt là việc làm bức thiết.
Vùng sản xuất theo hệ sinh thái ngọt của tỉnh nằm trong vùng Bắc Cà Mau. Theo đó, vùng Bắc Cà Mau có 6 tiểu vùng, bao gồm 3 huyện là một phần diện tích huyện Thới Bình, toàn bộ huyện U Minh và phần lớn diện tích huyện Trần Văn Thời. Theo quy hoạch thuỷ lợi đã được phê duyệt trước đây, Bắc Cà Mau là vùng sản xuất chủ yếu theo hệ sinh thái ngọt. Tuy nhiên, trước tác động của BÐKH, nhất là tình trạng triều cường, nước biển dâng cao bất thường, một số người dân tự ý đưa nước mặn vào nuôi tôm… đã khiến tình trạng xâm nhập mặn ngày một nghiêm trọng. Hiện nay, trong vùng Bắc Cà Mau đã hình thành nhiều vùng sản xuất theo cả 3 hệ sinh thái là mặn, lợ và ngọt. Sự đan xen này khiến nước mặn ngày một lấn sâu vào nội đồng, hệ sinh thái ngọt ngày một thu hẹp dần.
Mục tiêu đặt ra của Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thời gian tới là giữ ổn định diện tích và tập trung phát triển sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao. (Ảnh chụp tại xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời). |
Ngoài ra, với tác động ngày một rõ rệt của BÐKH, nước biển dâng, toàn bộ diện tích của tỉnh có nguy cơ ngập cao, tiếp tục gia tăng độ mặn xâm nhập vào nội đồng, làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Theo kịch bản, nếu nước biển dâng ứng với năm 2040 tăng thêm 25 cm thì phần diện tích bị ngập từ 1-1,2 m sẽ tăng thêm 22% trong mùa khô và lên đến 40% trong mùa mưa. Nếu đúng theo kịch bản này thì đến năm 2040, mực nước trung bình cả năm của tỉnh là từ 1-1,2 m, tức sẽ có hơn 4.693 km2bị ngập từ 1-1,2 m trở lên, chiếm 85,4% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.
Ðó là câu chuyện của gần 20 năm nữa. Thực tế về thiên tai từ đầu năm đến nay, cũng đã làm 2 thuyền viên mất tích trên biển; 1 tàu cá bị chìm; làm hư hỏng 572 căn nhà. Ngoài ra, triều cường đã làm hơn 28 km lộ và 496,4 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị ngập, tràn; 85 m bờ bao vuông tôm bị vỡ; 2 ha rau màu bị ngập úng; 3 vị trí ven sông bị sạt lở với chiều dài 15 m…
Thiên tai đã để lại những thiệt hại to lớn cả về người và của cải cho người dân trên địa bàn tỉnh, tạo ra vô số khó khăn trong quá trình tổ chức sản xuất… Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, nhất là vùng Bắc Cà Mau là công việc cấp bách hiện nay. Trước đó, liên quan đến công tác cơ cấu lại sản xuất của vùng Bắc Cà Mau, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Ðoàn Thanh Hiền thông tin, sẽ tiến hành chuyển đổi loại hình sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với điều kiện từng địa phương gắn với đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, công trình thuỷ lợi đáp ứng cho sản xuất để thích ứng BÐKH, phát triển bền vững.
Theo đó, “Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, nguồn nước, lợi thế vùng để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái, hữu cơ gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống Nhân dân, xây dựng nông thôn mới”, ông Hiền cho biết thêm.
Theo đó, mục tiêu đặt ra của Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp là sẽ giữ ổn định diện tích và các vùng sản xuất lúa hiện nay; tập trung phát triển sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao, thâm canh quy mô lớn ở vùng có đê bao khép kín giữ ngọt thuộc huyện Trần Văn Thời, một phần huyện U Minh, Thới Bình và TP Cà Mau gắn sản xuất lúa với cây trồng khác như rau màu, cá đồng để nâng cao thu nhập. Bố trí ổn định diện tích sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ tôm ở những nơi nhiễm mặn ít, chậm mặn, điều kiện sản xuất thuận lợi; tập trung ở huyện Thới Bình, U Minh (một phần thuộc xã Khánh Lâm, Khánh Hội), Trần Văn Thời (một phần thuộc xã Khánh Bình Ðông, Khánh Bình), TP Cà Mau (một phần xã Lý Văn Lâm, An Xuyên). Ðối với những vùng nhiễm mặn cao, mặn xâm nhập nhanh, điều kiện sản xuất lúa khó khăn thường xuyên bị thiệt hại, cần chuyển sang các cây trồng chịu mặn hoặc nuôi trồng thuỷ sản.
Nông dân Ấp 3, xã Tân Thành, TP Cà Mau gia cố bờ bao khuôn hộ, bảo vệ sản xuất. |
Mặt khác, tiến hành bố trí lại sản xuất các vùng trồng chuối kết hợp tận dụng mặt nước trên ao nuôi cá đồng, chăn nuôi nông hộ. Chuyển đổi các vùng đất trồng lúa khó khăn do bị nhiễm phèn, mặn, ngập úng... sang trồng chuối. Tận dụng khai thác đất vườn tạp, bờ kinh, bờ xáng đất ven bìa rừng... mở rộng diện tích trồng chuối.
Ðể thực hiện có hiệu quả theo mục tiêu đã đề ra trong Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh đang bắt tay vào thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch, đề án, dự án ưu tiên trong giai đoạn 2021-2025. Tiêu biểu có thể kể đến “Kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực thuỷ sản giai đoạn 2021-2025”; “Kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực trồng trọt”; "Kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi; lâm nghiệp”... Song song với các đề án, kế hoạch cơ cấu lại từng ngành là việc đẩy mạnh liên kết trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững giữa các vùng, địa phương./.
Nguyễn Phú
相关推荐
- Xiaomi ra mắt website bán hàng trực tuyến, đặt trước Redmi Note 14 và POCO X7
- An Giang, Cambodia’s province outline plan for continued cooperation
- Việt Nam deeply concerned about recent tension in East Sea: Spokeswoman
- Việt Nam strengthens defence cooperation with Laos, Cambodia
- ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- Hà Nội’s Party official pledges to deepen ties with Laos
- New Zealand Prime Minister chairs welcome ceremony for Vietnamese counterpart
- Việt Nam, Cambodia forge stronger ties