【ghim tỷ số】Doanh nghiệp mong đợi đầu tư từ APEC sẽ tăng cao

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 06:15:01 评论数:

doanh nghiep mong doi dau tu tu apec se tang cao

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp lãnh đạo các doanh nghiệp thuộc Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ APEC (NCAPEC).

Giàu tiềm năng

TheệpmongđợiđầutưtừAPECsẽtăghim tỷ sốo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 10/2017, vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đạt kỷ lục mới, tổng vốn đăng ký mới, bổ sung và mua cổ phần trên 28,2 tỷ USD, tăng 37,4%; vốn thực hiện đạt 14,2 tỷ USD, tăng 11,8%. Trong đó, các nền kinh tế thành viên APEC đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 24 tỷ USD, chiếm tới 85% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Những con số này cho thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có những cải thiện hiệu quả, nền kinh tế và các ngành sản xuất, DN trong nước đang ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Vì thế, các DN đều kỳ vọng APEC 2017 tại Việt Nam là cơ hội để Việt Nam quảng bá sâu rộng hơn về môi trường kinh doanh cũng như kỳ vọng thu hút đầu tư, tạo động lực và đòn bẩy cho các hoạt động đầu tư sau này từ các nền kinh tế thuộc khối APEC. Điều này càng được rõ ràng hơn khi tham dự APEC lần này là lãnh đạo DN của nhiều DN, tập đoàn có thương hiệu lớn, nổi tiếng trên thế giới. Vì thế, những cái “bắt tay” hợp tác từ những DN, tập đoàn lớn này với DN Việt Nam sẽ mang lại những khoản đầu tư hàng tỷ USD, nâng cao giá trị thương hiệu, môi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam.

Trên thực tế, Việt Nam đã và đang đón nhận nhiều làn gió đầu tư từ các thành viên APEC, trong đó có nhiều dự án trị giá “khủng”, đưa các nhà đầu tư tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore… góp mặt trong top các nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Trong số đó, nhiều dự án “tỷ đô” đang đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP cũng như XNK của Việt Nam như: Samsung (Hàn Quốc) giúp giá trị ngành sản xuất điện thoại di động thông minh giá trị cao và linh kiện điện tử XK tăng mạnh trong quý III, với mức tăng 45,5%; nhà máy Formosa (Đài Loan- Trung Quốc) giúp giá trị ngành sản xuất kim loại trong 9 tháng đầu năm 2017 tăng 21,4%…

Vì thế, báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 của PwC cho rằng, gần một nửa (47%) nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có kế hoạch tăng cường đầu tư trong 12 tháng tới; ít nhất 40% các nhà đầu tư nước ngoài dự định rót thêm vốn vào. Trong khi đó, kết quả khảo sát hơn 1.400 nhà lãnh đạo DN APEC của PwC còn cho thấy, 50% DN sẽ tăng các khoản đầu tư toàn cầu (bao gồm cả các nước ngoài khu vực APEC). Tỷ lệ này cao hơn mức 43% năm ngoái vì các DN APEC đang tìm cách nâng cao vị thế và ảnh hưởng của mình trên nền kinh tế toàn cầu. 71% doanh nhân dự định tăng đầu tư sẽ phân bổ các khoản tăng này vào các nền kinh tế APEC vào năm 2018, 63% tổng số các CEO của khu vực APEC mong muốn mở rộng quy mô hoạt động toàn cầu trong ba năm tới.

Việt Nam tiếp tục là điểm đến

Rõ ràng, “cơ hội vàng” để thu hút đầu tư của Việt Nam đã rộng mở, với dòng vốn được dự báo lớn hơn nữa khi lãnh đạo của nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao năng lực của Việt Nam. Mới đây, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS), bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) khu vực Đông Á và Thái Bình Dương bày tỏ ấn tượng về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2017 và cho rằng, Việt Nam tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài.

Cùng với đó, phát biểu tại phiên khai mạc VBS, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, Việt Nam có vị trí địa - kinh tế thuận lợi, nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, với một nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ cao, Chính phủ kiến tạo, quyết tâm đổi mới và thúc đẩy hội nhập. Nhưng Việt Nam là một nền kinh tế đi sau, tiềm năng về tài chính và công nghệ của nền kinh tế Việt Nam còn thấp, các DN Việt Nam nhìn chung mới được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây nên rất cần sự chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực đầu tư của các nhà lãnh đạo DN hàng đầu thế giới.

Về phía DN, đại diện Công ty Cổ phần Tư vấn miền Trung cho biết, kỳ vọng vào việc tăng tốc độ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nói chung và từ các nước thành viên APEC là rất lớn. Tuy nhiên, để có thể đón nhận hiệu quả được dòng vốn này không phải việc dễ dàng. Bởi đã có hiện tượng nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhưng lại chỉ lựa chọn đối tác là các DN cùng nguồn gốc hoặc DN lớn, những DN vừa và nhỏ khó có cơ hội tiếp cận nhưng trong đó có một phần nguyên nhân do không đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện của các DN FDI.

Đồng quan điểm, ông Ngô Thế Hùng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần logistics Thắng Lợi cho hay, với lĩnh vực logistics, phần lớn DN nước ngoài sử dụng dịch vụ trọn gói của DN logistics cũng có nguồn vốn từ nước họ để thuận lợi về ngôn ngữ, giá cả, nên những DN trong nước chỉ có thể làm dịch vụ gia công, nhỏ lẻ. Do vậy, ông Hùng cho rằng, bên cạnh việc thu hút đầu tư đã và đang được Nhà nước làm tốt, cần có chính sách ưu đãi hơn nữa cho các DN trong nước phát triển hoặc có chính sách để thúc đẩy hiệu quả hợp tác giữa DN nước ngoài và DN trong nước.

Có thể thấy, đầu tư nước ngoài luôn là động lực cho phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Dòng vốn từ bất kỳ đâu đổ vào Việt Nam cũng đều quan trọng và cần thiết, nhưng điều quan trọng là tối ưu hóa, hiệu quả hóa được dòng vốn này để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong nước, thu hẹp khoảng cách giữa DN FDI và DN trong nước như hiện nay.