Đã đạt 100% kế hoạch huy động
Ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế toàn cầu,độngtráiphiếuchínhphủvềđíchsớbd bxh tbn đặc biệt là sự tác động tiêu cực mạnh của dịch Covid-19, nền kinh tế trong nước đối diện với nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) 10 tháng năm 2020 vẫn được cho là “điểm sáng”. Theo đó, qua 10 tháng năm 2020, thị trường này vẫn có sự phát triển ổn định trên cả sơ cấp và thứ cấp.
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trên thị trường sơ cấp, lũy kế 10 tháng, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã huy động được 260.116 tỷ đồng TPCP, tăng 17,8% so với cả năm 2019 và đến nay đã đạt 100% kế hoạch năm 2020. Kỳ hạn phát hành bình quân đạt 13,25 năm, giảm nhẹ so với năm 2019. Lãi suất phát hành giảm trên tất cả các kỳ hạn so với năm 2019, đặc biệt trong tháng 3 và tháng 9, lãi suất chạm đáy 10 năm trở lại đây. Lãi suất phát hành bình quân đạt 2,92%/năm, giảm 37% so với năm 2019. Cơ cấu nhà đầu tư cho thấy khối bảo hiểm chiếm đến 54%, còn lại là khối ngân hàng thương mại và các công ty tài chính, quỹ đầu tư.
Trên thị trường thứ cấp, quy mô niêm yết đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2019. Kỳ hạn niêm yết bình quân được kéo dài tới 8,93 năm, tăng 8% so với năm 2019. Giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên 10 tháng đầu năm 2020 tiếp tục xu hướng tăng, đạt trên 9,6 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 6,4% so với năm 2019.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tuy có xu hướng giảm từ năm 2019 đến hiện tại, nhưng trong 10 tháng năm 2020, khối ngoại có xu hướng mua ròng (trên 3 nghìn tỷ đồng). Tỷ trọng giao dịch mua đi bán lại (repo) có xu hướng giảm kể từ năm 2018, đạt dưới 50% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Về cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp, ngân hàng thương mại vẫn là chủ thể giao dịch chính, chiếm tỷ trọng 82,5% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, khối bảo hiểm có xu hướng tham gia ít đi, tỷ trọng giao dịch hiện đang chiếm 2,74% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.
Nhiều giải pháp hỗ trợ tăng thanh khoản cho năm 2021
Theo đại diện của Kho bạc Nhà nước (KBNN), năm 2021, KBNN sẽ tiếp tục duy trì các giải pháp đã thực hiện năm 2020 nhằm huy động vốn đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước. Kỳ hạn danh mục bình quân sẽ được duy trì ở mức 7 - 8 năm theo lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2030. KBNN sẽ tập trung phát hành TPCP trả lãi cuối kỳ, phát hành linh hoạt trái phiếu long/short coupon. Bên cạnh đó, KBNN tiếp tục thực hiện phát hành bổ sung vào các mã TPCP đang lưu hành để tăng quy mô, giảm số lượng mã trái phiếu, duy trì quy mô 15.000 – 18.000 tỷ đồng/ mã trái phiếu, hướng tới 1 tỷ USD; tiếp tục thực hiện hoán đổi TPCP nhằm giảm đỉnh nợ, giảm rủi ro thanh khoản cho NSNN, giảm mã nhỏ lẻ, tăng thanh khoản cho TPCP... KBNN đang hoàn thiện để trình ban hành thông tư hướng dẫn giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP, dự kiến thực hiện từ đầu năm 2021.
Ông Nguyễn Như Quỳnh – Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành HNX cho biết, HNX sẽ triển khai nghiệp vụ đấu thầu mua lại, hoán đổi trái phiếu, phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi và nghiệp vụ phát hành trái phiếu đảm bảo thanh khoản cho các PD (nhà tạo lập thị trường), theo Nghị định 95/2018/NĐ-CP và Thông tư 111/2018/TT-BTC.
Trên thị trường thứ cấp, HNX sẽ hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin của hệ thống giao dịch TPCP để hỗ trợ các hoạt động giao dịch, trong đó ưu tiên hoàn thành các hoạt động kết nối thanh toán với hạ tầng thanh toán mới của VSD; tiếp tục điều chỉnh hệ thống trái phiếu theo Nghị định 95 và Thông tư 111, hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc trong việc triển khai giao dịch SBB (bán kết hợp mua lại trái phiếu) và SBL (vay trái phiếu); nghiên cứu hình thức giao dịch khớp lệnh theo Lộ trình phát triển thị trường TPCP đến năm 2030, tại Quyết định 1191/QĐ-TTg trên cơ sở các thông tư hướng dẫn của BTC.
Duy Thái