【nhận định asenal】Chi Ma, nhớ về những tượng đài bất tử 

Chuyến thăm đồn biên phòng cửa khẩu Chi Ma và viếng đài tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trên điểm cao/chốt 424 thuộc thôn Chi Ma,ớvềnhữngtượngđàibấttử nhận định asenal xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn một dịp cận Tết Nguyên đán đã để lại trong thầy trò tôi nhiều xúc cảm.

chi ma.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Công an nhân dân vũ trang Chi Ma (nay là Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma)  cùng du kích địa phương tập luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới. Ảnh: Tư liệu

Xúc cảm bởi sự tiếp đón giản dị nhưng rất chu đáo, ấm tình quân - dân của cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng Chi Ma. Xúc cảm khi chứng kiến các chiến sĩ biên phòng còn rất trẻ nhưng cương nghị, nghiêm trang canh gác cột mốc ở cửa khẩu và tuần tra đường biên giới dưới cái lạnh căm căm và gió rét cắt da. 

Và xúc cảm nhiều hơn cả là khi thầy trò chúng tôi được lên dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm và được nghe kể lại về sự hy sinh của 11 chiến sĩ công an vũ trang trên điểm cao/chốt biên phòng 424 để bảo vệ vùng đất biên cương của Tổ quốc. 

Đường lên đồi 424 vừa dốc, vừa cao lại trơn trượt, dọc đường đi lên chốt, người cán bộ chính trị của đồn đã liên tục cảnh phải đi theo hướng dẫn, không tạt ngang vào hai bên ven đường dốc, vì hiện tại vẫn còn những vật liệu nổ còn sót lại chưa rà phá hết. 

Một điều vinh hạnh của thầy trò chúng tôi là đúng vào đợt đến làm việc với đồn Chi Ma thì cũng là dịp Đại tá Nguyễn Hồng Thái - Phó Tổng biên tập Báo Biên phòng lúc ấy - ông nguyên là Đồn Phó Chính trị Đồn Biên phòng 41 (nay là Đồn Biên phòng cửa khẩu Chi Ma) cũng lên thăm và làm việc với đồn. 

Ông là một trong những cán bộ, chiến sĩ thế hệ đầu của Đồn Biên phòng Chi Ma lên trấn giữ điểm cao này trong những năm tháng chiến đấu bảo vệ biên giới. Ông đã kể cho thầy trò chúng tôi nghe câu chuyện về sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của 11 đồng đội ở điểm cao 424 vào mùa xuân năm 1979. 

chi ma1.jpg
Dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma. Ảnh: Báo Biên phòng

Anh dũng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng

Theo lời kể của ông và hồ sơ lý lịch điểm cao/chốt 424 thì điểm cao này nằm trên đỉnh một quả đồi cao nhất tại thôn Chi Ma. Nơi đây vốn là một đồn binh của thực dân Pháp, được xây dựng trong những năm 1947-1948 để kiểm soát khu vực Chi Ma - Lộc Bình và biên giới Việt - Trung. Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đồn Chi Ma tiếp tục được lực lượng vũ trang của ta sử dụng để kiểm soát, trấn giữ vùng biên giới. 

Vào năm 1978, khi quan hệ hai nước xấu đi, Trung Quốc tuyên bố rút chuyên gia, cắt viện trợ với Việt Nam và liên tiếp lấn chiếm đất đai dẫn đến xung đột trên tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. 

Đầu tháng 2/1979, Trung Quốc đã đưa quân chủ lực áp sát biên giới hai nước. Trong các ngày 10, 11 tháng 2/1979, quân Trung Quốc liên tục bắn sang các chốt của ta để khiêu khích, thăm dò hỏa lực và lực lượng của ta ở Đồn Chi Ma. Ngày 14/2/1979, chúng dùng đại liên bắn liên tục sang chốt 424. 

Khoảng 4h30 phút sáng ngày 17/2/1979, Ban Chỉ huy Đồn Công an nhân dân vũ trang Chi Ma (nay là Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma) nhận được điện báo động cấp 1 của Quân khu 1, nội dung nêu rõ “địch sẽ đánh toàn tuyến biên giới Việt Nam, các đơn vị lực lượng vũ trang ra vị trí sẵn sàng chiến đấu cao”. 

Ở Chi Ma, từ 5h15 phút sáng ngày 17/2/1979, quân Trung Quốc bắt đầu tập trung đánh vào chốt 424. Đến 5h20 phút cùng ngày toàn bộ các chốt trên dọc tuyến biên giới thuộc đồn phụ trách đã đồng loạt nổ súng kiên quyết chiến đấu. 

Phân đội 2 gồm 15 người, do anh Nguyễn Thế Hợi chỉ huy, chốt giữ chiến đấu tại điểm cao 424 đã anh dũng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, tiêu diệt hơn 100 tên địch, còn lại 4 đồng chí phá vòng vây trở về đơn vị an toàn. Tuy nhiên, trong cuộc chiến không cân sức ấy đã có 11 cán bộ, chiến sĩ của đồn anh dũng hy sinh. Đó là các anh hùng liệt sĩ: 

1. Nguyễn Thế Hợi, Chuẩn úy - Phân đội trưởng;

2. Trần Văn Cường, Hạ sĩ - Khẩu đội trưởng;

3. Hoàng Văn Cận, Hạ sĩ - Xạ thủ Đại liên;

4. Đặng Văn Trụ, Hạ sĩ - Xạ thủ súng B40;

5. Trần Văn Tín, Hạ sĩ - Khẩu đội Cối 60 ly;

6. Dương Công Đồng, Hạ sĩ- Y tá;

7. Nguyễn Văn Đức, Binh nhất - Chiến sĩ;

8. Nông Văn Lanh, Binh nhì - Chiến sĩ;

9. Nguyễn Văn Cường, Binh nhì - Chiến sĩ;

10. Dương Văn Trường, Binh nhì - Chiến sĩ;

11. Vi Văn Thế - Binh nhì, Chiến sĩ.

Trước tinh thần chiến đấu kiên cường của ta, đến 20h ngày 12/3/1979, đối phương đã rút hết khỏi địa bàn huyện Lộc Bình. Đến 10h ngày 13/3/1979, lá cờ chủ quyền Việt Nam đã được cắm lên và tung bay trong sân đồn - phía sau Trạm Kiểm soát Biên phòng Chi Ma hiện nay. 

Ghi nhận những thành tích của cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Chi Ma trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, Nhà nước đã tặng thưởng huân chương chiến công hạng Nhất cho cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Chi Ma. 

Năm 2015, Đồn Biên phòng Chi Ma đã phối hợp cùng chính quyền và nhân dân địa phương xây Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại di tích điểm cao 424 để ghi dấu và tri ân các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh…

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, một lần nữa thầy trò chúng tôi xin được nghiêng mình kính cẩn tưởng nhớ và tri ân các anh hùng liệt sĩ đã dâng hiến cuộc đời mình trên điểm cao 424 mùa xuân năm 1972. 

Tháng 7 linh thiêng, gặp lại người thương binh - tác giả bài thơ ‘Cúc ơi’

Tháng 7 linh thiêng, gặp lại người thương binh - tác giả bài thơ ‘Cúc ơi’

Hôm nay tròn 56 năm ngày mất của 10 cô gái thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc (24/7/1968 – 24/7/2024), tôi đã gặp ông - một thương binh, một chứng nhân của lịch sử hơn nửa thế kỷ trước.
Thể thao
上一篇:Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút
下一篇:Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G