Tùng đang giao Oxy Elite Pro cho phóng viên tại Q.Bình Thạnh Cần là có Trong lúc Mỹ và Singapore đã tiến hành thu hồi và cấm lưu hành OxyElite Pro,ứatândượcđộchạithựcphẩmgiảmcânvẫnbántràket quabongda sản phẩm được quảng cáo giúp giảm cân, tạo cơ bắp... gây tổn thương nghiêm trọng cho gan thì nhu cầu mua TPCN này trên thị trường Việt Nam vẫn diễn ra nhộn nhịp. Loại thực phẩm này được rao bán mỗi hộp từ 1,5 - 1,8 triệu đồng. Khi biết tôi có nhu cầu mua OxyElite Pro để bán lại cho khách tập thể hình, Linh (số điện thoại 0907739...) đon đả: “Em tìm mua loại này là chuẩn rồi đó. OxyElite Pro là viên giảm cân đốt mỡ mạnh nhất tại Mỹ trong vòng hai năm qua. Sản phẩm giúp đốt cháy mỡ thừa ở vùng bụng, loại bỏ những tảng mỡ mông bị bó cứng lâu ngày... Dân tập thể hình rất khoái loại này vì nó tạo cơ, phân hủy mỡ. Còn các loại thuốc giảm cân khác uống vào chỗ nào cũng tiêu, nhão bắp, chán lắm. Hôm qua chị mới bán được 10 hộp, giờ còn hai hộp thôi, em muốn mua nhiều cũng không có đâu”. “Sao khan hàng vậy chị?”. “Hiện bên Mỹ đang cấm loại này vì tác dụng của nó hơi mạnh nên hàng khó về. Đợt vừa rồi chị đặt mấy chục hộp dễ lắm. Sau khi có lệnh cấm thì hàng bị ách lại, nhưng em an tâm, 7 - 10 ngày nữa là hàng sẽ về”. Thấy tôi đắn đo, Linh trấn an: “Họ cấm ở Mỹ thôi. Việt Nam vẫn xài ầm ầm, có thấy ai kêu than gì đâu. Ở nước ngoài sung sướng quá, mới mệt tí xíu là kêu ầm lên. Chị ít bán lẻ, chủ yếu bỏ mối cho các trung tâm thể hình để họ bán lại cho khách. Em cứ yên tâm lấy đi. Em lấy nhiều chị giảm bớt cho”. Sau cuộc trò chuyện, Linh cho người hẹn chúng tôi đến giao hai hộp OxyElite Pro giá ba triệu đồng tại đường Nơ Trang Long (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Anh này giới thiệu tên Tùng và nói: “Có ngày em đi giao cả mấy chục hộp. Giao cho chị xong, em sẽ chạy xuống huyện Hóc Môn giao hàng tiếp”. Sản phẩm bị khuyến cáo được bán tràn lan trên mạng Tháng 4/2011, Bộ Y tế có văn bản đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn bộ thuốc có chứa hoạt chất sibutramine, thế nhưng trên thị trường vẫn có nhiều loại TPCN chứa hoạt chất này. Một phụ nữ tên Hoa (090954..., Q.Gò Vấp, TP.HCM) tư vấn: “Sau khi dùng TPCN chứa sibutramine được hai tuần sẽ giảm được 2kg. Hiện hàng Việt Nam ngừng sản xuất rồi, chỉ có hàng Trung Quốc giá 320.000đ/hộp”. Theo Hoa thì thuốc giảm cân Sibutramine có thành phần sibutramine hydrochloride monohydrate, hàm lượng 10mg, có tác dụng giảm cân. Sibutramine giúp người thừa cân béo phì tự kiềm chế được cảm giác thèm ăn thông qua cơ chế tạo cảm giác no. Đồng thời, Sibutramine còn có khả năng tác động lên các mô mỡ làm tăng phân hủy mỡ. Dù Bộ Y tế Việt Nam và Cơ quan quản lý dược phẩm Úc đã cảnh báo người tiêu dùng ngừng sử dụng TPCN giảm cân có tên “Meizi evolution botanicol slimming” của Trung Quốc có chứa sibutramine, thế nhưng chúng tôi vẫn dễ dàng tìm thấy sản phẩm này tại TP.HCM. Một cơ sở bán mặt hàng này trên đường Âu Cơ, Q.Tân Bình quảng cáo: “Đây là sản phẩm làm giảm béo tự nhiên, giúp phụ nữ trở nên thon gọn, không cần tập thể dục, có thể giảm 15kg trong một tháng, không gây thiệt hại cho sức khỏe”. Cơ sở này còn phân phối sản phẩm Meizi evolution botanicol slimming ở đường Lê Duẩn, Đà Nẵng và đường Giải Phóng, Hà Nội. Dù được cảnh báo, nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn mua để sử dụng Cấp phép lưu hành dựa trên… hồ sơ Theo nguyên tắc, TPCN không được chứa những dược chất có hàm lượng hoặc nồng độ giống như thuốc. Và những thành phần có trong TPCN phải công bố trên nhãn mác. PGS-TS-DS Trương Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Dược sĩ bệnh viện TP.HCM giải thích: nếu TPCN chỉ cần đăng ký để cấp phép lưu hành như một loại thực phẩm có nguồn gốc, thì thuốc phải thông qua nhiều khâu kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế như: nguồn gốc nguyên liệu, quy trình chế biến, quy trình kiểm soát, bảo quản, phân phối và thử nghiệm lâm sàng... Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm (FDA) cấp phép lưu hành cho thuốc và TPCN. Tuy nhiên, đối với TPCN, FDA chỉ chứng nhận như một thực phẩm chứ không công nhận tính an toàn, hiệu quả sử dụng. Vì thế, một số nhà sản xuất lợi dụng khe hở này đã lách luật bằng cách trộn tân dược vào TPCN; thậm chí có cơ sở sản xuất thuốc, nhưng lại công bố đó là TPCN. Sản phẩm này chỉ được phát hiện khi gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nhiều người. Còn tại Việt Nam, các viện kiểm nghiệm đủ năng lực thực hiện xét nghiệm, tìm hoạt chất nguy hại trong TPCN, nhưng không ai làm vì chẳng có cơ sở nào “gánh” chi phí xét nghiệm này. Trong khi, người tiêu dùng thường không thưa kiện khi bị biến chứng hoặc không biết thưa kiện ở đâu. Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý dược chỉ cấp phép lưu hành cho TPCN dựa trên... hồ sơ là chính. Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế TP.HCM khẳng định: “Với những sản phẩm đã cấm lưu hành trên thị trường nhưng vẫn bày bán thì sẽ bị tịch thu, tiêu hủy và xử lý vi phạm hành chính đúng như Nghị định 91/2012 của Chính phủ về an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể, những sản phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, khoáng chất, nhưng hàm lượng vượt mức cho phép hoặc không thuộc danh mục quy định của Bộ Y tế sẽ phạt từ 3 - 5 triệu đồng. Còn với sản phẩm sử dụng hóa chất bị cấm sẽ bị phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng. Ngoài ra, cơ quan chức năng được quyền bổ sung hình thức xử phạt là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 6 - 12 tháng”. TS-BS Lê Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, khuyến cáo: có 80% trường hợp bị viêm gan nhưng không có biểu hiện, việc phát hiện bệnh khi thực hiện xét nghiệm. Những người mắc bệnh gan tiềm ẩn nếu sử dụng dài lâu TPCN có chứa tân dược thì viêm gan rất dễ bùng phát. Với những bệnh nhân viêm gan thì ngay cả một số thuốc ho thông thường, thuốc hạ sốt cũng phải sử dụng theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ. Cũng theo DS Trương Văn Tuấn, các loại TPCN được quảng cáo giảm cân, tăng cơ bắp, tăng sinh lực... bị phát hiện gây nguy hại cho người tiêu dùng thường chứa hoạt chất sibutramine, phenolphthalein, sildenafil citrate... Sibutramine ngoài việc làm tăng huyết áp, tăng nhịp đập của tim, còn là một chất cực kỳ nguy hại khi tương tác với các loại thuốc khác. Vào năm 2010, thuốc có chứa sibutramine đã bị loại khỏi thị trường Mỹ do liên quan đến tính an toàn của bệnh nhân tim mạch. Còn phenolphthalein giống như một loại thuốc tẩy xổ, có nguy cơ gây co thắt cơ, rối loạn dạ dày, ung thư. Sildenafil citrate lại là hoạt chất chỉ dùng điều trị rối loạn cương, dùng lâu dài sẽ nguy hại.
Theo PNO |