【bảng xếp hạng hà lan 2】Nhiều địa phương cho học sinh trở lại trường từ ngày 14/2
TPHCM sẵn sàng đón học sinh trở lại trường vào ngày 14/2 | |
Hà Nội: Hơn 600.000 học sinh từ khối lớp 7 đến lớp 12 trở lại trường | |
Dự kiến có 49 địa phương triển khai học trực tiếp từ ngày 7/2 |
Khi học sinh trở lại trường các biện pháp đảm bảo an toàn luôn được nhà trường chú trọng. Ảnh: Nguyễn Trang. |
Cụ thể, từ ngày 14/2, tỉnh Đồng Nai có kế hoạch tổ chức cho trẻ em mầm non, học sinh và học viên các cấp học đồng loạt đi học trực tiếp tại trường. Ngành giáo dục đào tạo tỉnh Đồng Nai đã xây dựng nhiều phương án để đảm bảo quyền lợi cho tất cả học sinh vì lý do bất khả kháng không thể đến trường học trực tiếp (học sinh, học viên là F0, F1, thuộc diện cách ly theo quy định của ngành y tế hoặc lý do khác) như: Giao bài qua nhóm Zalo lớp, phát trực tuyến các tiết dạy trực tiếp cho học sinh học trực tuyến tại nhà, tập hợp số học sinh không thể tham gia học trực tiếp để tổ chức dạy học trực tuyến…
Theo kế hoạch, các trường học của tỉnh Hưng Yên sẽ đưa học sinh đi học trực tiếp trở lại bắt đầu từ ngày 14/2. Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên cho biết, các nhà trường đã xây dựng kế hoạch dạy học trực tiếp sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19 và xây dựng phương án, kịch bản cụ thể để xử lý tình huống khi có ca F0 hoặc dịch bệnh lây lan trong cơ sở giáo dục. Các kế hoạch, phương án, kịch bản được các nhà trường xây dựng chi tiết, cụ thể theo đúng chỉ đạo của các cấp quản lý, phù hợp với tình hình thực tế của trường và đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch.
Các trường học tại Hưng Yên sẽ tổ chức dạy học trực tiếp một cách linh hoạt. Một số trường có thể kết hợp dạy học trực tiếp với trực tuyến, điều này sẽ giúp cho những trường hợp học sinh đang phải cách ly phòng, chống Covid-19 có thể tham dự lớp học trực tuyến, đảm bảo thống nhất chương trình cho các học sinh. Các nhà trường sẽ căn cứ vào tình hình thực tế tiến hành test Covid-19 cho giáo viên và học sinh, kịp thời phát hiện những trường hợp F0 nếu có, cố gắng đến mức cao nhất không bùng phát thành ổ dịch khi đưa học sinh đi học trở lại. Đặc biệt các nhà trường cũng quan tâm tới công tác hỗ trợ tâm lý cho học sinh khi quay trở lại học tiếp. Đồng thời, các thầy giáo, cô giáo cũng được chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng đón học sinh trở lại trường học trực tiếp.
Tỉnh An Giang cũng dự kiến sẽ cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 đến trường học trực tiếp từ ngày 14/2, sau đó sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm và tổ chức cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đi học trực tiếp trở lại. Trước đó, huyện Châu Phú của tỉnh này cũng đã tổ chức thí điểm cho học sinh đi học trở lại từ ngày 10/2, hiện tại chỉ phát hiện một học sinh bị nhiễm Covid-19 và đã tổ chức xử lý theo đúng kịch bản đã đề trước đó.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang thông tin, giáo viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục cũng được tập huấn cách lấy mẫu và tự lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 để chủ động tầm soát, sàng lọc các ca nhiễm một cách tốt nhất. Đối với bậc học mầm non, các nhà trường sẽ tổ chức dạy học trên cơ sở tự nguyện của các phụ huynh đưa con đến trường.
Từ ngày 14/2, tại TPHCM, học sinh bậc mầm non, tiểu và lớp 6 sẽ trở lại trường. Hiện tại, công tác chuẩn bị đã hoàn tất với nhiều giải pháp nhằm đảm bảo việc học tập cũng như an toàn, phòng chống dịch cho học sinh. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho rằng, đây là thời điểm chín muồi để cho trẻ đi học lại, sau nhiều tháng các em phải ở nhà học online.
Ứng phó với những khó khăn của dịch bệnh trong trường học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, một trong những yếu tố quan trọng giúp chiến thắng dịch bệnh và bảo đảm an toàn trường học là tư tưởng, tinh thần, thái độ. Người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng cần ứng phó với dịch bệnh một cách bình tĩnh, không hoảng hốt và thể hiện rõ sự hiểu biết. Sự thống nhất, đồng thuận cao giữa nhà trường và gia đình là yếu tố quan trọng, bởi khi phụ huynh đồng thuận, hiểu biết, phối hợp thì nếu có phát sinh ca bệnh trong trường học cũng phối hợp cùng nhà trường xử lý hiệu quả hơn.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cũng lưu ý, nhà trường phải quan tâm tới việc nắm bắt tâm lý học sinh khi các em đi học trực tiếp trở lại. Khi học sinh quen với hình thức học trực tuyến trong một thời gian dài, giờ chuyển sang học trực tiếp thì phải có nội dung và hình thức giảng dạy phù hợp để chuyển trạng thái cho các em. Cùng với đó, cần tăng cường các hình thức truyền thông để tạo sự yên tâm cho phụ huynh khi đưa con đi học trở lại.
(责任编辑:World Cup)
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Hoa hậu Sinh thái Thiếu niên Việt Nam nói gì khi bị yêu cầu ngừng tuyển sinh
- ·Hoa hậu Phan Hoàng Thu cùng con trai đi xem hoạt hình Doraemon
- ·Hoa hậu Phương Khánh: May tôi phát hiện bệnh sớm, để lâu có thể suy tim
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Á hậu nào là Thạc sĩ, 22 tuổi làm Phó Tổng Giám đốc rồi sang Mỹ đóng phim?
- ·'Hoa hậu chân dài nhất Việt Nam' khoe dáng nóng bỏng với bikini
- ·Sở VHTT TP.HCM 'tuýt còi' cuộc thi Hoa Hậu và Nam vương Hoàn vũ 2023
- ·Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- ·Hoa hậu Việt Nam Thanh Thuỷ khoe đường cong quyến rũ sau 3 tháng đăng quang
- ·Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- ·Thí sinh Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2023 diễn áo tắm bị chê lố lăng
- ·Bùi Vũ Xuân Nghi mang hơn 200kg hành lý dự thi Miss Teen International 2023
- ·Hai vai diễn phá hỏng hình ảnh của Hoa hậu Mai Phương Thúy và Đỗ Mỹ Linh
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·Hoa hậu Thùy Tiên xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia Hàn Quốc
- ·Hoa hậu Siêu quốc gia bị chỉ trích vì từ bỏ danh hiệu
- ·Hoa hậu Ban Mai: Đội vương miện vẫn không quên mục tiêu học thạc sĩ
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- ·Hai vai diễn phá hỏng hình ảnh của Hoa hậu Mai Phương Thúy và Đỗ Mỹ Linh