【nhan dinh liver】Xem xét tăng thuế nhập khẩu gang thỏi lên 3%

Cúp C2 2025-01-25 15:42:54 969

xem xet tang thue nhap khau gang thoi len 3

Giang thỏi nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 13% tổng nhu cầu trong nước. Ảnh: internet.

Cạnh tranh mạnh từ gang nhập khẩu

Kiến nghị trên là của Công ty TNHH Thép Dongbu Việt Nam- chủ đầu tư dự án nhà máy sản xuất gang thỏi công suất 242.000 tấn/năm tại Hải Phòng.

Sản phẩm chủ yếu của nhà máy bao gồm: Gang thỏi dùng cho luyện thép - nguyên liệu chính để luyện phôi thép và gang thỏi dùng cho đúc gang - nguyên liệu cơ bản để gia công cơ khí và đúc phụ tùng ô tô,éttăngthuếnhậpkhẩugangthỏilênhan dinh liver xe máy, tàu thủy, vỏ động cơ, vỏ máy bơm nước,... (thuộc nhóm 7201).

Tuy nhiên, kể từ khi nhà máy đi vào sản xuất chính thức tháng 5-2015 đến nay, sản phẩm của Dongbu chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá từ gang thỏi nhập khẩu.

Giá gang thỏi trên thị trường trong nước liên tục sụt giảm từ 6 triệu đồng/tấn xuống còn 4,4 triệu đồng/tấn, trong khi việc giảm giá các nguyên liệu vật tư đầu vào chỉ giúp giảm được khoảng 500.000 đống/tấn giá thành.

Nhà máy của Dongbu cũng như các nhà máy luyện gang thỏi khác trong nước đã và đang chịu thua lỗ lớn, có nhà máy đã phải đóng cửa.

Đặc biệt, theo thống kê của doanh nghiệp, hiện tổng nhu cầu trong nước đối với gang thỏi chỉ khoảng 400.000 tấn/năm với gang luyện thép và 55.000 tấn/năm với gang đúc. Trong khi đó, công suất luyện gang trong nước cũng đạt khá cao.

Cụ thể, tính tổng công suất sản xuất gang thỏi của 6 nhà máy trong nước có thể đạt 604.000 tấn/năm, đáp ứng thừa nhu cầu.

Thực tế, hiện nay chỉ còn có 3 nhà máy hoạt động là Công ty TNHH Thép Dongbu Việt Nam (242.000 tấn/năm), Công ty cổ phần Luyện kim đen Thái Nguyên (45.000 tấn/năm), Công ty cổ phần Phú Sơn (15.000 tấn/năm). Như vậy, nếu chỉ tính các công ty đang hoạt động thì tổng công suất sản xuất đạt 302.000 tấn/năm, đáp ứng được khoảng 66% nhu cầu trong nước.

Hiện nay, Công ty Dongbu cùng một số công ty sản xuất gang thép trong nước đang chuẩn bị hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Nhưng do thời gian dự kiến hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục cần thiết sẽ kéo dài nên doanh nghiệp này đề nghị tăng thuế nhập khẩu gang thỏi từ 0% hiện hành lên mức tối đa theo cam kết WTO là 5% để giúp duy trì sự tồn tại của ngành luyện gang thỏi trong nước.

Sẽ tăng lên 3%?

Theo Bộ Tài chính, hiện nay trong nước đã sản xuất được mặt hàng gang thỏi, trong đó bao gồm cả gang phục vụ cho công nghiệp luyện thép và gang đúc nên kiến nghị của doanh nghiệp đề nghị tăng thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng gang thỏi (thuộc nhóm 7201) nhằm bảo hộ sản xuất trong nước là có cơ sở.

Xem xét từ khía cạnh nhập khẩu có thể thấy, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu gang thỏi của năm 2014 đạt 25.700 tấn, trị giá đạt 10 triệu USD; năm 2015 đạt 58.900 tấn, trị giá đạt 17,3 triệu USD. Nguồn nhập khẩu chủ yếu từ các nước ASEAN (8 triệu USD, chiếm 46%), Nga (3 triệu USD, chiếm 17%), Hàn Quốc (4,7 triệu USD, chiếm 27%).

Xét về tỷ trọng, lượng gang thỏi nhập khẩu năm 2014 chỉ chiếm khoảng 6% tổng nhu cầu trong nước; năm 2015 chiếm khoảng 13%.

Nếu tính năng lực sản xuất trong nước như hiện tại (302.000 tấn/năm của các công ty đang hoạt động) và số lượng nhập khẩu theo số liệu năm 2015 thì mới đạt 361.000 tấn, đáp ứng được 80% nhu cầu trong nước. Do vậy các doanh nghiệp trong nước vẫn có thể tăng năng suất sản xuất để đáp ứng nhu cầu nội địa.

Song, thực tế, hiện một số doanh nghiệp sản xuất phôi thép trong nước vẫn nhập khẩu gang thỏi để làm nguyên liệu sản xuất, do vậy trường hợp tăng thuế nhập khẩu gang thỏi cũng sẽ ảnh hưởng đến đầu vào của các doanh nghiệp này. Trong khi đó, theo phản ảnh của Hiệp hội thép cũng như một số doanh nghiệp sản xuất phôi thép trong nước thì hiện nay các doanh nghiệp sản xuất phôi thép trong nước cũng đang gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, nguồn nhập khẩu của mặt hàng gang thỏi từ các nước được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt 0% chiếm 73% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Vì vậy, Bộ Tài chính dự kiến tăng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN đối với mặt hàng gang thỏi từ 0% lên 3% (không tăng lên bằng mức cam kết WTO là 5% theo như kiến nghị của doanh nghiệp) để vừa đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất gang trong nước vừa không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất phôi thép.

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/220c299283.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?

Lộ thông tin cá nhân và những “quả đắng”

Bắc Ninh: Kiến nghị giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư

Thanh tra trường Đại học Điện lực sau những tố cáo liên đến sai phạm nâng điểm, cấp bằng tốt nghiệp

Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico

Điều chỉnh giá kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới

Làm rõ số biên chế được giao trong dự toán chi thường xuyên năm 2023

Bé trai 17 tháng tuổi bị ô tô nhà hàng xóm lùi cán tử vong thương tâm

友情链接